-Chỉ trong 6 ngày hòa mạng điện thoại, cô gái ở TP.HCM đã gọi và sử dụng chuyển vùng quốc tế làm phát sinh tiền cước phí lên tới gần 1,1 tỷ đồng.
Chiều ngày 14/9, TAND TP.HCM chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn - Công ty Bưu chính viễn thông Chi nhánh TP.HCM (thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT), buộc bị đơn Sỹ Truyền Hoàng Ngân (26 tuổi) trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền cước.
Theo nội dung vụ án, tháng 7/2013, chị Ngân ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông với chi nhánh của Viễn thông TP.HCM. Sau đó, nhà mạng cung cấp cho Ngân sim điện thoại thuê bao trả sau. Ngoài việc gọi trong nước, sim có thể gọi chuyển vùng quốc tế không giới hạn bởi vị trí của máy gọi, vị trí máy nhận cuộc gọi, loại máy…với yêu cầu Ngân phải ký quỹ 5 triệu đồng, khi nào không sử dụng dịch vụ này nữa sẽ được nhận lại tiền.
Tuy nhiên, chỉ sau 5 ngày hòa mạng, thuê bao của Ngân đã gọi và sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế làm phát sinh tiền cước phí lên tới gần 1,1 tỷ đồng. Thấy bất thường, nhà mạng đã thông báo và yêu cầu cô thanh toán. Không đồng ý trả vì mức phí quá cao, Ngân bị VNPT khởi kiện ra tòa.
Tại phiên sơ thẩm tháng 9/2014, Ngân thừa nhận đã cho người quen (quốc tịch Pakistan) sử dụng sim điện thoại này nhưng hiện không thể liên lạc được với người đó. Cô tố cáo sự việc với Công an TP.HCM nhưng hiện chưa nhận được phản hồi.
Sau đó, TAND quận 11 đã bác yêu cầu khởi kiện của VNPT. Theo HĐXX, trong việc giao kết hợp đồng VNPT là bên mạnh thế, hiểu biết hơn khách hàng về những vấn đề liên quan đến dịch vụ viễn thông. Phía nguyên đơn cũng là bên soạn thảo hợp đồng, nên việc giải thích nội dung thỏa thuận phải theo hướng có lợi cho khách hàng.
Không đồng tình với phán quyết này, nguyên đơn đã làm đơn kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX xét thấy, hợp đồng cung cấp sử dụng dịch vụ viễn thông được ký giữa VNPT và Ngân là có hiệu lực pháp luật. Hai bên đều công nhận, ngoài các nội dung in sẵn còn có nội dung "mở dịch vụ gọi quốc tế và chuyển vùng quốc tế".
HĐXX cũng cho rằng, kết quả giám định các cuộc gọi được thực hiện đúng pháp luật, số thuê bao của Ngân đã đăng ký dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi và đã nhận được nhiều cuộc gọi trong cùng một thời gian, tổng đài đã chuyển tiếp toàn bộ các cuộc gọi đến tổng đài hoặc thuê bao khác và ghi nhận toàn bộ hơn 4.300 cuộc gọi, là chính xác.
Cấp sơ thẩm không làm rõ 2 loại dịch vụ gọi quốc tế và chuyển vùng quốc tế là khác nhau. Cước phát sinh không phải là từ dịch vụ chuyển vùng quốc tế mà là dịch vụ gọi quốc tế. Thời điểm ký hợp đồng, dịch vụ chuyển vùng quốc tế được mở đồng thời với dịch vụ gọi quốc tế, không phải đăng ký.
Ngay cả trong trường hợp Ngân không đăng ký chuyển vùng quốc tế thì vẫn phát sinh cước. Việc ký quỹ 5 triệu đồng là để thực hiện dịch vụ chuyển vùng quốc tế.
Án sơ thẩm cho rằng số tiền này dùng để ký quỹ gọi chuyển vùng quốc tế là không có cơ sở. Như vậy, khi đăng ký dịch vụ quốc tế người sử dụng phải biết và chịu trách nhiệm. Đây là ý định của Ngân nên việc xác định công ty viễn thông thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin là không có cơ sở.
Vì vậy, HĐXX đã chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, buộc chị Ngân phải thanh toán toàn bộ số tiền cước phát sinh.
Diễn viên Ngọc Trinh thắng kiện Nhà hát Kịch TP.HCM
Thắng kiện đối tác, diễn viên Ngọc Trinh vui mừng khẳng định, mình khởi kiện Nhà hát Kịch TP.HCM không nhằm mục đích đòi lại tiền mà muốn biết mình sai ở đâu.
Diễn viên Ngọc Trinh bể show do thỏa thuận...miệng với nhà hát
Khi nhận được thông báo chấm dứt hợp tác từ phía Nhà hát Kịch TP.HCM, sau thời gian giải quyết bằng tình cảm không được, diễn viên Ngọc Trinh quyết định khởi kiện ra tòa.
Vợ 'cắm sừng' đến có con, chồng chấp nhận và cái kết đau lòng
Phát hiện vợ vẫn còn lén lút qua lại với người tình, bực tức Đức nhốt vợ con vào phòng rồi đổ xăng phóng hỏa.
Nhân viên ngân hàng nâng khống tiền rách, 'thụt két' hơn 4,9 tỷ đồng
Với chiêu nâng khống số lượng tiền rách, cựu Trưởng kho quỹ của Ngân hàng HSBC đã “thụt két” mang tiền về cho người thân đi du học, chữa bệnh.
Cô gái chở bạn ngã tử vong, 4 phiên tòa vẫn chưa đến hồi kết
3 lần tòa trả hồ sơ yêu cầu trưng cầu giám định tốc độ của xe ô tô, lấy lời khai của người làm chứng nhưng cả 3 lần yêu cầu này đều bị CQĐT và VKS “ngó lơ”.