-Nhiều CSGT và lãnh đạo các đội CSGT ở Đồng Nai biến chất đã “bảo kê” cho đường dây buôn bán logo "xe vua”, để các đối tượng này thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.
TAND TP.HCM cho biết, dự kiến ngày 19-20/4 tới đây sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đường dây mua bán logo "xe vua", do Nguyễn Văn Thới (42 tuổi) và Lê Thị Cẩm Vân (36 tuổi, cùng ngụ tại TP.HCM) cầm đầu . Các bị cáo bị truy tố về các tội “Đưa hối lộ" và "Môi giới hối lộ".
Đặc biệt, đường dây này có sự môi giới, bảo kê của Nguyễn Cảnh Chân (45 tuổi, nguyên CSGT thuộc tỉnh Đồng Nai). Ông này bị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”.
Theo điều tra, Thới vốn làm nghề kinh doanh vận tải, xe của Thới thường bị phạt lỗi quá tải nên đã móc nối với CSGT đặt vấn đề nộp tiền, dán ký hiệu logo lên các đầu xe quá tải để một số cán bộ thanh tra giao thông, CSGT khi làm nhiệm vụ nhận biết và không xử phạt. Một mình không làm xuể, Thới rủ người thân của mình là Trần Quốc Thái cùng tham gia bán logo "xe vua".
Lê Thị Cẩm Vân và Nguyễn Văn Thới |
Theo đó, Thới đã nhờ Nguyễn Cảnh Chân giúp để CSGT không xử phạt lỗi chở hàng quá tải đối với những xe có dán logo do Thới bán. Ông Chân đồng ý và nói với một Đội trưởng đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai về việc Thới nhờ và ông này đồng ý. CQĐT xác định, từ tháng 7/2014 đến tháng 2/2015, Thới đã 7 lần chuyển tiền cho ông Chân với tổng số gần 600 triệu đồng.
Tháng 4/2015 vị Đội trưởng đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai bị bệnh chết, Chân tiếp tục nhờ một Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai giúp và được đồng ý. Sau đó, Thới đã chuyển cho Chân 600 triệu đồng để nhờ hối lộ, Chân đưa cho Phó phòng CSGT 300 triệu đồng và giữ lại 300 triệu đồng. Theo kết quả điều tra, Chân đã làm trung gian môi giới cho Thới đưa hối lộ 12 lần, tổng số tiền Thới đưa cho Chân nhờ hối lộ là 1,2 tỉ đồng.
Sau khi móc ngoặc được với một số cảnh sát biến chất, Thới và Thái đã in, bán logo cho các chủ xe, tài xế để dán vào đầu xe làm ký hiệu.
Thái là người trực tiếp đi lấy các logo từ cơ sở in đem về cho Thới và mang số logo đi bán cho các tài xế, chủ xe với giá từ 2,5-3 triệu đồng/logo. Thái hưởng chênh lệch 300.000 - 400.000 đồng/logo bán ra.
Để tránh bị phát hiện, Thái điều một số người hành nghề xe ôm đến rảo quanh các tuyến đường có CSGT làm nhiệm vụ, sau đó nhắn tin cho Thái biết để thông báo cho tài xế tránh. Hằng tháng, có khoảng 200 ô tô được dán logo và Thái hưởng lợi từ 60-80 triệu đồng.
Thới và Thái đã cấu kết in logo chữ "68" để dán lên kính ô tô của người mua với giá 2,5 triệu đồng/logo/tháng với cam kết không bị xử phạt lỗi quá tải. Nếu bị phạt, các tài xế mang biên bản về thì Thới sẽ nộp thay. Sau khi logo "68" sử dụng được một thời gian, băng này chuyển sang logo "Garage Thành Đô". Hằng tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi lại biển số để theo dõi.
Đường dây mua bán logo "xe vua" bảo kê xe quá tải do Thới cầm đầu hoạt động kéo dài hơn 1 năm, từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015 đã bán cho 15.000 lượt xe, thu lời bất chính gần 23 tỉ đồng.
Trong số tiền này, Thới khai đã dùng để "bôi trơn" từ 9 triệu đồng đến 150 triệu đồng mỗi lần, tổng cộng đã đưa 79 lần với số tiền 5 tỉ đồng.
Còn Lê Thị Cẩm Vân thông qua Mai Văn Thái Em, Trọng Nhân, Hữu Nhân, Thắng, Phúc, Thiên bán logo, thu 7,9 tỉ đồng. Vân đưa hối lộ 627 triệu đồng cho CSGT, TTGT các địa phương, thu lợi gần 1,6 tỉ đồng.
Tương tự, Lê Thị Cẩm Vân và đồng bọn cũng in logo cho các chủ xe dán lên kính trước lực lượng chức năng làm ngơ. Chỉ trong 3 tháng từ tháng 5 đến tháng 8/2015, Vân và các đồng phạm đã bán logo thu về gần 8 tỉ.
Cáo trạng xác định Vân, Thới và Thái đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ của đội, trạm trong lực lượng CSGT Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. CQĐT đã lấy lời khai của 62 người này nhưng họ đều khai không nhận tiền. Tiến hành cho nhận diện qua ảnh, các bị can đã nhận ra một số người mà họ khai đưa hối lộ.
Truy nã cán bộ Công an ở TP.HCM nhận hối lộ
Viện KSND tối cao vừa ra quyết định truy nã 1 cán bộ công an của Công an Q.8, TP.HCM về hành vi nhận hối lộ.
Tin pháp luật số 23: Bấn loạn tiền ảo Ifan và những lời kêu oan
Trong khi đường dây Ifan gây bấn loạn, từ tử tù đến cựu ĐBQH đều kháng cáo kêu oan.
Cựu Hải quan cảng Cát Lái nhận 40 phong bì tiền bị đề nghị 12-14 năm tù
Cho rằng, bị cáo phạm tội rất liều lĩnh và số tiền thu lợi đặc biệt lớn nên cần xử lý nghiêm, do vậy VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Duy từ 12-14 năm tù.
Vụ cựu Hải quan nhận 40 phong bì: Đề nghị điều tra ‘sếp’ của bị cáo
Ngoài việc tuyên phạt Duy 12 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, HĐXX còn kiến nghị cơ quan chức năng điều tra sai phạm của Phó Chi cục trưởng Chi cục hải quan khu chế xuất Linh Trung, “sếp” trực tiếp của bị cáo.
Nhận 40 phong bì tiền, cựu cán bộ Hải quan TP.HCM hầu tòa
Đáng nói trong phiên tòa, ông Đinh Ngọc Thắng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM cũng được triệu tập tới tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đoàn Nga