-VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm không truy cứu các lãnh đạo ngân hàng có sai phạm dù Trầm Bê cho rằng, cùng hành vi vi phạm nhưng chỉ mình ông ta bị truy tố.

 
Viện KSND Tối cao vừa có công văn gửi TAND TP.HCM về việc chuyển hồ sơ vụ án sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) liên quan đến Phạm Công Danh và Trầm Bê. 

Viện KSND Tối cao cho rằng sau khi điều tra bổ sung không phát hiện thêm tình tiết mới, không có thêm bị cáo nào bị khởi tố, truy tố và không có thêm hành vi vi phạm pháp luật nào được phát hiện trong quá trình điều tra bổ sung nên giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng trước đó. Theo đó, Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm tiếp tục bị truy tố tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

{keywords} 
Trầm Bê tại phiên sơ thẩm (Ảnh: Văn Châu)

Theo hồ sơ vụ án, CQĐT xác định ông Phạm Công Danh đã lập nhiều công ty, sau đó dùng tiền của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay tiền của các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Số tiền vay được, Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích riêng. Trước đó, sau gần một tháng xét xử, tháng 2/2018, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan đến vụ án chưa được làm rõ.

Cụ thể, Phạm Công Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay, sau đó bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ số tiền gửi với tổng số hơn 6.126 tỉ đồng. Trong đó, Sacombank thu hơn 1.835 tỉ đồng, TP Bank thu hơn 1.740 tỉ đồng, BIDV thu hơn 2.550 tỉ đồng.

Theo kết luận điều tra bổ sung, ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) đã thành lập nhiều công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, mà nhằm giúp sức cho bị can Danh sử dụng các pháp nhân để vay vốn của nhiều ngân hàng. Ngoài ra, ông Trung cũng chỉ đạo cháu mình ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp Phạm Công Danh vay tiền của BIDV.

Vì vậy, có cơ sở căn cứ về hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Trung đang điều hành Công ty Thiên Thanh, công ty này đang hoạt động bình thường và phối hợp với công an giải quyết vấn đề dân sự của vụ án. Vì vậy, cơ quan điều tra đã không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự với ông Trung.

{keywords}

 Các bị cáo tại phiên sơ thẩm (Ảnh: Văn Châu )

 

Tại phiên sơ thẩm lần một, Trầm Bê cho rằng cùng hành vi vi phạm nhưng chỉ mình ông ta bị truy tố còn lãnh đạo nhiều ngân hàng khác thì không bị xử lý. Trầm Bê cho rằng mình làm đúng quy định, sai sót chỉ là vấn đề nghiệp vụ của cấp dưới. Bởi bản thân ông ta không biết mục đích vay tiền, Danh dùng tiền làm gì.

Về “thắc mắc” này của Trầm Bê, VKSND Tối cao lý giải, nhóm lãnh đạo TPBank đã bị truy cứu là ông Đinh Việt Cường và bà Đặng Thị Bích Thủy (Giám đốc và Phó Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp). Riêng ở BIDV, những lãnh đạo ngân hàng có sai phạm nhưng không đủ căn cứ đồng phạm với ông Danh nên Viện KSND Tối cao đề nghị HĐXX tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng này tại phiên tòa, nếu có đủ cơ sở thì xử lý theo pháp luật.

Đối với hành vi làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm chỉ hoàn thành khi ba ngân hàng cho vay xiết nợ của VNCB bằng tiền gửi, số tiền mà VNCB thiệt hại cũng là tiền được gửi tại ba ngân hàng. Các tài liệu điều tra cũng làm rõ các ngân hàng cho vay có vi phạm và Phạm Công Danh có sử dụng tiền vay trái pháp luật, nên việc thu hồi tài sản như đề nghị của đại diện Viện KSND tại phiên tòa là có căn cứ và có cơ sở pháp luật. Do đó, Viện KSND đề nghị tòa đánh giá trong quá trình xét xử vụ án.

Đối với số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ, thực tế Phạm Công Danh vay 6.126 tỉ đồng thì đã nộp vào VNCB 4.500 tỉ đồng và VNCB đã sử dụng tiền này. Do đó để xác định VNCB bị thiệt hại 6.126 tỉ đồng hay bao nhiêu cần được làm rõ.

Vay hơn 600 tỷ, Phạm Công Danh đẩy dàn CEO Đại Tín vào tù

Vay hơn 600 tỷ, Phạm Công Danh đẩy dàn CEO Đại Tín vào tù

Tạo lập hồ sơ khống cho 2 công ty sân sau vay hơn 600 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để trả nợ, Phạm Công Danh đã khiến toàn bộ dàn lãnh đạo của Đại Tín vào tù.  

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê

Trong quá trình xét hỏi xét thấy, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm.    

Nói lời sau cùng, Phạm Công Danh, Trầm Bê xin lỗi nhân viên

Nói lời sau cùng, Phạm Công Danh, Trầm Bê xin lỗi nhân viên

Được nói lời sau cùng, cả Phạm Công Danh và Trầm Bê đều gửi lời xin lỗi tới các thuộc cấp đều vì mình mà phạm tội.    

Đại án Phạm Công Danh: VKS quyết ‘đòi’ tiền của 3 ngân hàng

Đại án Phạm Công Danh: VKS quyết ‘đòi’ tiền của 3 ngân hàng

VKS cho rằng, tiền của VNCB là tiền huy động từ dân và việc thiệt hại là phải thu hồi. Do đó, 3 ngân hàng phải chịu trách nhiệm thu hồi tài sản từ Phạm Công Danh để trả tiền về cho CB Bank.    

Đại án Phạm Công Danh: Các giám đốc công ty “ma” rưng rưng nước mắt

Đại án Phạm Công Danh: Các giám đốc công ty “ma” rưng rưng nước mắt

Vì nhiều tuổi, vì trình độ học vấn thấp nhưng vẫn được Phạm Công Danh nhận vào làm việc, trong lòng các giám đốc ‘bù nhìn’ vô cùng cảm kích, họ không ngờ rằng chính sự hàm ơn đó đã đẩy họ vào con đường tù tội.    

 Đoàn Nga