-Các cựu lãnh đạo Navibank và thuộc cấp đồng loạt kêu oan và khẳng định, việc cho vay bằng đợp đồng tiền gửi pháp luật không cấm và hoàn toàn hợp pháp và việc hưởng lãi suất ngoài pháp luật cũng không cấm.

Ngày 1/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank) nay đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân, với phần xét hỏi.

Tại tòa, cả 10 bị cáo đồng loạt kêu oan. Theo bị cáo Huỳnh Vĩnh Phát (nguyên Trưởng phòng kế toán) cho rằng mình không nhớ rõ tiền lãi chuyển vào tài khoản của bị cáo là bao nhiêu, tuy nhiên tài khoản này được mở ra để phục vụ cho việc chuyển trả tiền lãi.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Sau khi nhận được tiền vào tài khoản, bị cáo đã chuyển về phòng ngân quỹ Navibank. Bị cáo Phát khẳng định, bản thân và các bị cáo không gây hậu quả cho Navibank và bị cáo cũng không biết chủ trương cho nhân viên đem tiền sang gửi ở Vietinbank để lấy lãi cao có vi phạm luật hay không.

“Bị cáo không tư lợi gì, việc cho vay không thuộc thẩm quyền của bị cáo”, bị cáo Luật nhấn mạnh.

Bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế, thành viên HĐTD Navibank) cho rằng hành vi của mình không phạm tội và bản thân bị truy tố oan. Theo bị cáo, bị cáo không biết chủ trương của các lãnh đạo Navibank là thông qua nhân viên chuyển tiền gửi vào ngân hàng khác để lấy lãi suất cao, không thực hiện bất cứ chủ trương nào của lãnh đạo. Chức năng của bị cáo được giao là kiểm tra tính pháp lý của tài sản đảm bảo, còn các việc khác không thuộc nhiệm vụ của mình nên không được quyền biết.

Bị cáo Đinh Thị Đoan Trang (nguyên Trưởng phòng dịch vụ khách hàng) cũng một mực kêu oan vì bản thân không phải thành viên Hội đồng quản lý rủi do nên không tham gia bàn bạc gì. Bị cáo Trang khẳng định, việc lãnh đạo Navibank cho các nhân viên vay tiền vào mục đích tiêu dùng với tài sản đảm bảo là tiền gửi ở Vietinbank là chuyện bình thường trong giao dịch của ngân hàng. “Bị cáo muốn đem lại lợi ích cho ngân hàng và không lường được việc bị Huyền Như chiếm đoạt”, bị cáo Trang nói.

Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng quản lý rủi ro) khai, tiền mà các nhân viên Navibank gửi tại Vietinbank thực chất là tiền của Navibank gửi vào để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng và là chủ trương của ngân hàng. Tuy nhiên, bị cáo không nhận thức được việc để nhân viên ngân hàng gửi tiền sang Vietinbank hưởng lãi suất chênh lệch là sai.

3 nguyên phó Giám đốc Navibank là Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên Phó giám đốc Navibank) cũng kêu oan. Theo bị cáo Sơn, việc cho vay bằng đợp đồng tiền gửi pháp luật không cấm và hoàn toàn hợp pháp. Việc hưởng lãi suất ngoài pháp luật cũng không cấm. Trả lời HĐXX ai là người đưa ra chủ trương đem tiền Navibank đi gửi, bị cáo Sơn cho rằng đây không phải chủ trương cá nhân mà là cuộc bàn thảo tập thể.

Cũng theo bị cáo Sơn, trong vụ việc này, nghiệp vụ ngân hàng là có sai sót nhưng việc mất 200 tỷ đồng không phải là nguyên nhân do các bị cáo mang tiền Navibank đi gửi. Bị cáo Sơn tha thiết mong HĐXX xem xét hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Huyền Như. Vì Huyền Như như chiếm đoạt của đồng nghiệp tại Vietinbank chứ không phải chiếm đoạt của khách hàng. Bị cáo Nam thì tỏ ra hoang mang không biết mình vi phạm gì và mong HĐXX chỉ ra cái sai cho bị cáo.

Được mời lên xét hỏi với tư cách người liên quan, bị án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó phòng Quản lý rủi ro, Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP.HCM) cho rằng thời điểm đó đã quá lâu nên không còn nhớ. Nhưng Như khẳng định tiền trả lãi ngoài cho khoản nhân viên Navibank gửi tiền là tiền cá nhân huy động.

Theo điều tra, từ tháng 4/2011, Lê Quang Trí đã họp thống nhất chủ trương để các nhân viên Navibank đứng tên, gửi hơn 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.HCM để nhận gần 76 tỷ đồng tiền lãi. 3 tháng sau Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè quyết toán cho Navibank hơn 1.000 tỷ đồng, còn 500 tỷ đồng chưa đến hạn quyết toán được gửi vào Vietinbank chi nhánh TP.HCM bằng 18 hợp đồng.

Ngày 7/9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã tất toán 12 hợp đồng với tổng số tiền 300 tỷ đồng. Số tiền 200 tỷ đồng còn lại qua điều tra cho thấy Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt.

Để Navibank bị mất tiền, theo cáo trạng, các bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Navibank gửi tiền vào Vietinbank vi phạm các quy định pháp luật, tạo điều kiện để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt và Navibank chứ không phải Vietinbank là đơn vị chịu thiệt hại.

Tổng số tiền lãi suất Navibank thu được là gần 76 tỷ, trong đó lãi chênh lệch ngoài hợp đồng là hơn 24 tỷ đồng. Đến ngày 7/9/2011, Navibank đã nhận 1.343 tỷ đồng tiền gốc, còn 200 tỷ bị Huyền Như chiếm đoạt.

‘Siêu lừa’ Huyền Như sắp ra tòa một lần nữa

‘Siêu lừa’ Huyền Như sắp ra tòa một lần nữa

Bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc và một loạt cán bộ của Ngân hàng Navibank phải lãnh “trái đắng”   

'Siêu lừa' Huyền Như lãnh thêm án chung thân

'Siêu lừa' Huyền Như lãnh thêm án chung thân

HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên phạt "siêu lừa" Huyền Như mức án tù chung thân và Võ Anh Tuấn 7 năm tù.

Huyền Như đối mặt thêm một án chung thân

Huyền Như đối mặt thêm một án chung thân

Đại diện VKS cho rằng, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.    

Huyền Như dùng ‘miếng mồi ngon’ cho 5 công ty sập bẫy

Huyền Như dùng ‘miếng mồi ngon’ cho 5 công ty sập bẫy

Đại diện Ngân hàng Vietinbank cho rằng, Huyền Như đã đưa ra “miếng mồi ngon” là lãi suất ngoài hợp đồng cao để dẫn dụ các công ty.    

Huyền Như hầu tòa hơn nửa thập kỷ vẫn chưa xong

Huyền Như hầu tòa hơn nửa thập kỷ vẫn chưa xong

Trong phần thẩm tra lí lịch, Huyền Như “kể khổ”, bị cáo hầu tòa từ lúc vừa sinh con trong trại giam tới nay con bị cáo đã 6 tuổi.  

Đoàn Nga