-“Các nguyên đơn dân sự không có quan hệ cá nhân với bị cáo thì họ chưa chắc đã giao dịch với Vietinbak vì sẽ không có khoản lợi mà bị cáo chi tiền cho họ”, Huyền Như khẳng định.

Ngày 29/5, phiên xét xử siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn tiếp tục với phần tranh luận.

Mở đầu phần tranh luận, luật sư Trương Thị Hòa – bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank đưa ra quan điểm tranh luận với Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu (gọi tắt Công ty Toàn Cầu).

Theo luật sư Hòa, Huyền Như không phải là đại diện pháp luật của Vietinbank, ngân hàng cũng không ủy quyền cho Như huy động vốn. Hành vi của Như được xác định là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì không có lý gì, Vietinbank phải bồi thường thiệt hại.

Theo luật sư, thiếu sót của Công ty Toàn Cầu là giao dịch ngoài trụ sở Vietinbank. Khi Huyền Như không còn làm việc tại Chi nhánh Nhà Bè nhưng Công ty Toàn Cầu vẫn liên tục ký các hợp đồng ủy thác đầu tư vì thực tế người của công ty không đến chi nhánh làm việc, không gặp đại diện hợp pháp của Chi nhánh Nhà Bè. Tiền ra khỏi tài khoản của Công ty đều theo chỉ dẫn của Huyền Như.

{keywords}
Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn tại tòa

Đối với kháng cáo của Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (viết tắt Công ty Phương Đông), luật sư Trương Xuân Tám – bảo vệ quyền lợi Vietinbank cho hay, quá trình xét hỏi tại tòa, “Công ty Phương Đông cho rằng không hề biết bà Lê Thị Thanh Phương – nguyên Giám đốc khối nguồn vốn Tienphong Bank (TPBank)”, nhưng thực tế hồ sơ tài liệu, quá trình xét xử tại các phiên tòa đều cho thấy, bà Phương là người soạn thảo hợp đồng gửi tiền của Công ty Phương Đông để gửi Huyền Như.

Đối với phần kháng cáo của Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (viết tắt là SBBS), theo luật sư Nguyễn Văn Trung, dù công ty trong nước hay nước ngoài đều phải tuân thủ và thực hiện theo pháp luật. Mọi giao dịch của SBBS không phải với Vietinbank mà là với Huyền Như.

SBBS đang có hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại một số ngân hàng, nhưng họ tất toán tất cả để chuyển tiền vào Vietinbank thông qua Huyền Như.

Còn theo luật sư Nguyễn Thị Bắc, giữa SBBS và Huyền Như đã thực hiện “thỏa thuận ngầm” bất hợp pháp. Huyền Như giả danh cán bộ Chi nhánh Nhà Bè để làm việc với Kế toán trưởng của SBBS Vũ Thị Mỹ Linh nhằm thực hiện ý đồ chiếm đoạt tiền của SBBS.

"Vietinbank hoàn toàn không biết việc thỏa thuận “ngầm” về lãi suất vượt trần và giao dịch trái pháp luật giữa SBBS với cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như. Vietinbank không ký Hợp đồng ủy thác đầu tư với SBBS, không trả tiền lãi 14% và không trả tiền lãi chênh cho SBBS. Vietinbank hoàn toàn không có lỗi đối với các sai phạm của Công ty SBBS", luật sư Bắc khẳng định.

Với luận điểm trên, các luật sư bảo vệ cho Vietinbank đề nghị tòa không chấp nhận kháng cáo của 4 công ty.

'Tiền lệ xấu' khi giải quyết quyền lợi người gửi tiền?

Phản bác lại quan điểm phía Vietinbank, luật sư Nguyễn Minh Tâm, bảo vệ cho SBBS cho rằng, khi Như có những hành vi gian dối ban đầu thì cả 5 công ty đều chưa gửi tiền vào ngân hàng, nên Như chưa thể chiếm đoạt được tiền.

Chỉ khi 5 công ty mở tài khoản và chuyển tiền vào tài khoản thì Như mới rút tiền ra. Việc mở tài khoản của SBBS là hợp pháp, hợp lệ. SBBS không phải là nạn nhân của Huyền Như.

Còn luật sư Trần Minh Hải, bảo vệ cho Công ty Phương Đông nêu 10 sai lầm pháp lý: nhận định sai lầm nghiệp vụ ngân hàng Huyền Như đã sử dụng để chiếm đoạt, xác định sai tư cách tham gia của Vietinbank, xác định sai người chiếm đoạt, hành vi chiếm đoạt, thời điểm chiếm đoạt tiền, không xử lý vật chứng triệt để.

Cũng theo luật sư Hải, bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP.HCM có quá nhiều vấn đề sai phạm pháp luật trong việc áp dụng luật. Nếu Bản án này không bị tuyên hủy, vụ án sẽ đem lại tiền lệ xấu cho việc giải quyết quyền lợi người gửi tiền. Bởi khi xảy ra việc nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi, ngân hàng chỉ cần trút bỏ hết trách nhiệm bồi hoàn cho cựu nhân viên là có thể trốn tránh trách nhiệm của mình trước những mất mát của người gửi tiền.

Luật sư Hải để nghị Tòa tuyên hủy Bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại theo định hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các khách hàng gửi tiền.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, bị cáo Huyền Như trình bày: “Đến nay tội danh đã được xác định, bị cáo thừa nhận bị cáo có lỗi, bị cáo chiếm đoạt tiền của các nguyên đơn dân sự, bị cáo giao nộp toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả. Bị cáo cũng ân hận nhiều, vì không sáng suốt mà sai phạm.

Các nguyên đơn dân sư đòi Vietinbank bồi thường trong khi bản chất vụ án đã được làm rõ, bị cáo không phải người có quyền, bị cáo không phải người lợi dụng chức vụ quyền hạn. Nếu các nguyên đơn dân sự không có quan hệ cá nhân với bị cáo thì họ không thể giao tiền cho bị cáo như vậy. Chắc chắn nếu không qua bị cáo họ chưa chắc đã giao dịch với Vietinbak vì sẽ không có khoản lợi mà chính bị cáo chi tiền để chuyển cho họ. Mong HĐXX xem xét để bị cáo yên tâm cải tạo sớm về với gia đình”

Còn bị cáo Tuấn mong HĐXX cân nhắc hành vi của bị cáo vì bị cáo chỉ thực hiện 1 lần duy nhất, “Bị cáo cảm giác như bị xử chồng án. Nếu theo quy định pháp luật buộc bị cáo, thì cũng mong HĐXX xem xét giảm án, vì mức án 27 năm quá nặng”, bị cáo Tuấn nói.

HĐXX quyết định nghị án kéo dài tới 10h sáng mai (30/5) sẽ tuyên án.

Huyền Như lừa đảo, bị hại ‘đòi’ tiền Vietinbank

Huyền Như lừa đảo, bị hại ‘đòi’ tiền Vietinbank

Cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền Huyền Như đã chiếm đoạt, 5 công ty được xác định là bị hại của Huyền Như đã làm đơn kháng cáo.    

Tranh luân tội danh của Huyền Như, người đàn bà chiếm đoạt nghìn tỉ

Tranh luân tội danh của Huyền Như, người đàn bà chiếm đoạt nghìn tỉ

Về tội danh mà Huyền Như bị xác định, các cơ quan tố tụng, luật sư, thẩm phán đã có những quan điểm trái ngược nhau.

Kiến nghị triệu tập cả chủ tọa lẫn điều tra viên trong đại án Huyền Như

Kiến nghị triệu tập cả chủ tọa lẫn điều tra viên trong đại án Huyền Như

TAND TP.HCM cho biết, vừa nhận các kiến nghị đề nghị triệu tập chủ tọa phiên tòa xét xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như và 5 điều tra viên của vụ án.  

Huyền Như không nhớ ‘đường đi’ của 200 tỷ huy động từ Navibank

Huyền Như không nhớ ‘đường đi’ của 200 tỷ huy động từ Navibank

Khi được hỏi về dòng tiền đi-về tại các tài khoản liên quan tới số tiền 200 tỷ đồng, bị án Huyền Như đều trả lời không nhớ.    

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Luật sư bảo vệ cho các bị cáo đề nghị HĐXX triệu tập cho bằng được hai cựu lãnh đạo của Vietinbank là Nguyễn Văn Sẽ và Nguyễn Thị Minh Hương.

Đoàn Nga