- HĐXX sáng nay tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án tù chung thân vì tội Tham ô tài sản.
HĐXX vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land tuyên án:
1. Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC): chung thân tội Tham ô tài sản.
2. Đào Duy Phong (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù.
3. Nguyễn Ngọc Sinh (SN 1972, nguyên Tổng giám đốc Công ty PVP Land): 13 năm tù.
4. Đinh Mạnh Thắng (SN 1962, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 9 năm tù.
5. Thái Kiều Hương (SN 1973, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vietsan): 10 năm tù.
6. Lê Hòa Bình (SN 1954, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5, Công ty cổ phần Minh Ngân): 8 năm tù.
7. Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1965, nguyên Kế toán trưởng công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và công ty cổ phần Minh Ngân): 6 năm tù.
8. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (SN 1972, kinh doanh tự do): 10 năm tù.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN |
HĐXX nhận định: Về thủ tục tố tụng, đã thực hiện đúng. Việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh từ có thành không trong biên bản lấy lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình. Việc điều tra viên sửa chữa lời khai là theo yêu cầu của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, thể hiện đúng ý chí của bị cáo Thanh.
Về câu hỏi đặt ra - Sự việc xảy ra từ 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm? HĐXX cho rằng, trước đây, các bị cáo đều khai báo gian dối và có nhiều thủ đoạn để đối phó với CQĐT. Có sự bàn bạc giữa các bị cáo về việc khai báo gian dối. Dù tại tòa các bị cáo không thừa nhận nội dung này, nhưng trước đó, bị cáo Thái Kiều Hương từng khai, có việc bàn bạc để khai báo gian dối.
Tại tòa, các bị cáo phủ nhận lời khai này, nhưng không đưa ra được lý do phủ nhận các lời khai đó. HĐXX kết luận: Không có việc bỏ lọt tội phạm trước đây đối với Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng.
HĐXX đã hỏi rõ: Các bị cáo có giữ đúng lời khai tại CQĐT không, các bị cáo đều khẳng định giữ nguyên lời khai. Việc tại tòa, các bị cáo có thay đổi lời khai nhưng không đưa ra được lý do dẫn đến sự thay đổi lời khai đó thì HĐXX cho là, không có cơ sở để chấp nhận.
Theo nhận định của HĐXX, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần. Bị cáo Thanh là người trực tiếp ký văn bản đồng ý chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá trị thực tế. Việc chuyển nhượng cổ phần đều phải báo cáo bị cáo Thanh.
Việc chuyển tiền sau khi việc chuyển nhượng cổ phần được thông qua, bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã nhận tiền rồi chuyển cho Trịnh Xuân Thanh 14 tỷ. Số tiền này được để trong vali kéo. Sau khi vụ án Lê Hòa Bình lừa đảo bị khởi tố, Thắng có gọi cho điện bảo Thanh lấy tiền trả lại cho Thái Kiều Hương.
Lái xe của Thắng và Thanh đều xác nhận có việc chuyển tiền bằng vali kéo. Lời khai của hai lái xe phù hợp với lời khai của bị cáo Thái Kiều Hương. Ngoài ra, các bị cáo khác đều thừa nhận việc chuyển tiền này cho Thanh.
Thanh nói có nhận tiền nhưng không mở ra đếm và sau đó đã chuyển lại tiền cho Thắng. Dù Thanh không thừa nhận đó là tiền chênh lệch giá, nhưng HĐXX thấy rằng, có đủ cơ sở khẳng định, Trịnh Xuân Thanh là người có trách nhiệm trong việc quan lý phần vốn của PVPLand. Dù bị cáo không nhận đã biết số tiền là bao nhiêu, nhưng có đủ cơ sở khẳng định, Thanh có vai trò quyết định trong việc chuyển nhượng cổ phần. Bị cáo biết rõ giá cổ phần là 52 triệu/m2, nhưng vẫn chỉ đạo chuyển nhượng cổ phần với mức giá tương đương 34 triệu/m2 để chiếm hưởng tiền chênh lệch giá.
Theo HĐXX, bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) và Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng giám đốc Công ty PVP Land) là hai người đại diện phần vốn của PVC tại PVP Land. Các bị cáo là người có trách nhiệm quản lý trực tiếp phần vốn của PVP Land, nhưng các bị cáo đã tiến hành chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2 để chiếm tiền chênh lệch giá, trong đó hai bị cáo đều được hưởng lợi tổng cộng 10 tỷ đồng.
Do đó, có đủ căn c kết luận bị cáo Phong và Sinh thực hiện hành vi ký chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn thực tế để chiếm hưởng tổng cộng 10 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, HĐXX cho rằng: Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo thừa nhận đã tác động để Trịnh Xuân Thanh đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần. Sau đó Thắng được nhận 5 tỷ đồng và nhận 14 tỷ đồng chuyển cho Thanh. Sau khi vụ án khởi tố, Thắng chuyển lại cho Hương 19 tỷ đồng. Lời khai của Thắng phù hợp với lời khai của Hương.
Thắng nhận 19 tỷ đồng từ Hương. Thắng là người gọi điện cho Phong thông báo việc sẽ có người đến bàn bạc việc chuyển nhượng cổ phần. Thắng là người nộp lại số tiền. Thắng khẳng định biết số tiền đó là tiền phi pháp, và trên thực thế, Thắng đã nhận 5 tỷ đồng, gây thất thoát cho Nhà nước. Hành vi của Thắng đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản.
Lần thứ 2 Trịnh Xuân Thanh 'đòi' sang Đức gần vợ con
Đề nghị sau khi có án, bị cáo được sang Đức để có chết thì được chết trong vòng tay của con, Trịnh Xuân Thanh nói lời sau cùng.
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh kháng cáo
TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của ông Đinh La Thăng cùng 11 bị cáo khác.
Xử Trịnh Xuân Thanh: 'Ai cũng chối tội, bị cáo giúp sức cho ai?'
Sau 4 ngày tạm nghỉ, sáng nay, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tham ô tiếp tục với phần tranh luận.
Xử Trịnh Xuân Thanh: Tòa đột ngột tạm nghỉ, xác minh lại 19 tỷ
Phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đột ngột tạm nghỉ để xác minh lại số tiền 19 tỷ đồng mà Đinh Mạnh Thắng và Thanh đã nhận và trả lại.
Trịnh Xuân Thanh 'đề nghị táo bạo'
Lo lắng về những cáo buộc dành cho mình, trong phiên tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có "đề nghị táo bạo".
Trịnh Xuân Thanh: 'Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng'
"Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng, bởi vì bị cáo và anh Thăng chỉ gặp nhau, quen từ năm 2006".
'Bí ẩn' quanh chiếc vali chứa 14 tỷ chuyển cho Trịnh Xuân Thanh
Trong suốt phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, các luật sư nhắc nhiều đến nghi vấn quanh chiếc vali chứa tiền tỷ.
T.Nhung