- Được nói lời sau cùng, các bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà chia sẻ những lời nghẹn đắng và cho biết, họ vẫn chưa hiểu nguyên nhân đường ống bị vỡ.

Ngày 10/3, phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước Sông Đà tiếp tục với phần tranh luận. Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Hoàng Thế Trung (nguyên GĐ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội) trình bày: Cách đây 9 năm, khi dự án hoàn thành và vận hành khai thác, chúng tôi chưa hình dung được sau 9 năm, chúng tôi lại đứng trước tòa. 

{keywords}
Các bị cáo tại tòa.

Trong bản giám định có những nội dung không chính xác đã đưa chúng tôi phải vướng vòng lao lý. Tôi cho rằng bản giám định đã chưa tìm được nguyên nhân chính xác vỡ ống.

Bị cáo Nguyễn Văn Khải (nguyên PGĐ Ban quản lý dự án): Điều đau buồn lớn nhất tôi phải chịu đựng là búa rìu dư luận. Khi chúng tôi bị bắt, mọi người đều nghĩ rằng chúng tôi tham ô, ăn bớt để chia chác. Tuy nhiên, đến thời điểm này không phải như vậy.

Đã mất nhiều thời gian để điều tra, điều tra bổ sung nhưng chúng tôi vẫn không thể nhận thức một cách rõ ràng chúng tôi phạm tội gì, phạm tội như thế nào? Tại sao cơ quan giám định không làm rõ đến tận cùng mà nói một cách nửa vời như vậy.

Ở góc nhìn khác, khi áp dụng KH&CN mới, chuyện gặp rủi ro là bình thường, nhưng cần nhận diện một cách chính xác để cảnh báo cho những người đi sau không vướng phải sai lầm.

Trở lại vụ án này, nếu chỉ dừng lại ở đây mà không điều tra tiếp thì nguyên nhân vỡ ống sẽ không bao giờ được làm rõ, những bị cáo ở đây sẽ không biết nói thêm gì và điều này sẽ đeo bám chúng tôi suốt cả cuộc đời.

Bị cáo Trương Trần Hiển (nguyên Trưởng phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban quản lý dự án): Tôi từng là sĩ quan chỉ huy trong quân đội, bom đạn không làm gục ngã mà nay mình lại gục ngã trước lý do không biết nguyên nhân buộc tội mình là gì.

Về dự án, chúng tôi luôn tìm hiểu các sự cố đó là những cái gì, nguyên nhân tại sao, và cần tìm ra biện pháp để đường ống được vận hành hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, bị cáo e rằng, những lời trình bày của mình chưa được quan tâm một cách thấu đáo.

Mong HĐXX hãy cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng để các bị cáo không bị tách ra khỏi xã hội.

Bị cáo Vũ Thanh Hải (nguyên Trưởng phòng sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên PGĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex): Tôi tự tin khẳng định rằng tôi không có tội. VKS đã không xem xét hết những bằng chứng mà tôi đưa ra. Tha thiết mong HĐXX xem xét, lắng nghe ý kiến của các luật sư trong việc áp dụng điều luật mới để kết luận được một bản án công bằng, khách quan...

HĐXX sẽ tuyên án vào chiều ngày 13/3.

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Lộ chuyện 'gà đẻ trứng vàng'

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Lộ chuyện 'gà đẻ trứng vàng'

Dù đã xảy ra sự cố đường ống, nhưng Tổng công ty Vinaconex vẫn thu về hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Xử lý còn ngại vùng cấm?

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Xử lý còn ngại vùng cấm?

Theo luật sư, việc hủy bỏ các quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình và các thành viên HĐQT Vinaconex là bỏ lọt tội phạm.

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Luật sư thẩm vấn điều tra viên

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Luật sư thẩm vấn điều tra viên

Ngày 7/3, phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước Sông Đà tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Hơn 16 tỷ không cần đòi

Vỡ đường ống nước Sông Đà: Hơn 16 tỷ không cần đòi

Sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà về mặt vật chất thiệt hại hơn 16,6 tỷ đồng, nhưng nguyên đơn dân sự không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường.

Vỡ đường ống nước Sông Đà, bị cáo ngơ ngác vì bị tù

Vỡ đường ống nước Sông Đà, bị cáo ngơ ngác vì bị tù

Nguyên giám đốc công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex trình bày: "Bị cáo bị bắt đi tù mà không biết vì lẽ gì".

Xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình thoát tội

Xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình thoát tội

Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa vụ vỡ đường ống nước sông Đà ra xét xử. Trong vụ án này, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Phí Thái Bình được thoát tội.

T.Nhung