- Được nói lời sau cùng, đa số các bị cáo không giữ được bình tĩnh đã bật khóc kêu oan, cho rằng không có ý thức làm thất thoát tài sản của Navibank.

Sau 17 ngày xét xử, chiều ngày 16/3, phiên xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) nay đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân bước vào phần nghị án.

Trước khi các bị cáo nói lời sau cùng, đại diện Navibank trình bày về vấn đề truy thu số tiền 24,3 tỷ đồng và việc không xem xét hậu quả xảy ra. Theo đó, đối với số tiền 24,3 tỷ đồng mà VKS đề nghị truy thu, đại diện Navibank cho rằng, HĐXX đã từng nhắc nhở luật sư rằng HĐXX chỉ xem xét cáo trạng truy tố của VKS, điều này có nghĩa là chỉ xem xét phần cáo trạng của đại diện VKS về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng chứ không xem xét hậu quả xảy ra. 

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Theo đại diện Navibank, trong cáo trạng của VKS thể hiện hành vi nhận số tiền chênh lệch lãi suất ngoài 24,3 tỷ đồng do bị cáo Luật và Phát đã chuyển lại cho 14 cá nhân của Navibank đứng tên và được xác định cụ thể mỗi khi đến hạn tất toán hợp đồng tiền gửi của Navibank. Tại phần quy kết của cáo trạng, không có đề nghị sung công quỹ số tiền này. 

Tuy nhiên, trong phần tranh luận, đại diện VKS lại bổ sung rằng cần sung công quỹ số tiền này. Vậy, quan điểm này có vi phạm điều 298 BLTTHS, về giới hạn xét xử, và có làm đúng như lời chủ tọa nhắc nhở không? Navibank đề nghị VKS giải thích rõ nội dung này.

Đại diện Navibank cho rằng, đại diện VKS buộc Navibank phải trả lại số tiền 24,3 tỷ đồng là không có cơ sở, không hợp về lý và tình.

Trong trường hợp, nếu VKS vẫn giữ quan điểm truy thu số tiền 24,3 tỷ đồng, đại diện Navibank đề nghị VKS phải xác minh làm rõ số tiền này do bị án Huyền Như chiếm đoạt từ tổ chức cá nhân cụ thể nào để trả lại cho đúng người, đúng chủ.

Về xem xét hậu quả 200 tỷ đồng, Navibank yêu cầu Vietinbank trả lại số tiền này vì Navibank có đủ cơ sở pháp lý chứng minh kí kết hợp đồng tiền gửi là có thật, số tiền vào tài khoản tại Vietinbank là thật và có sao kê tài khoản các cá nhân của 4 nhân viên Navibank.

Theo Navibank, việc Vietinbank cho rằng mất 200 tỷ này là do Huyền Như chiếm, là không đúng mà đó là do trách nhiệm quản lý nội bộ lỏng lẻo của Vietinbank để nhân viên của mình lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ra sai phạm. Đại diện Navibank khẳng định, lỗi thuộc về Vietinbank.

Đối đáp với ý kiến của đại diện Navibank, đại diện VKS cho biết, về những vấn đề này, VKS đã trình bày trong phần tranh luận. Theo VKS, số tiền 24,3 tỷ đồng cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước là do thu lợi bất chính của Navibank mà có.

Còn về vấn đề Navibank yêu cầu Vietinbank bồi thường 200 tỷ đồng, trong bản án của vụ án Huyền Như trước đã có hiệu lực rằng, Huyền Như sẽ bồi thường số tiền này nên VKS không trình bày thêm.

Được nói lời sau cùng, bị cáo Lê Quang Trí cho biết, bản thân đặt hết tâm huyết vào Navibank, kể từ lúc ngân hàng này còn non trẻ. Bị cáo và các thuộc cấp mở rộng, đưa Navibank vào hoạt động tại TP.HCM và luôn cố gắng vì sự phát triển của ngân hàng. Cũng theo Trí, các bị cáo đã khiếu nại rất nhiều lần nhưng không nhận được hồi âm. Bị cáo Trí mong có phiên tòa này, để tranh luận thẳng thắn với VKS, xem mình đã sai ở đâu, nhưng lại nhận được quan điểm bảo lưu quan điểm của VKS nên chỉ trông chờ vào sự công tâm của HĐXX.

Bị cáo Trí khẳng định các giao dịch giữa các nhân viên Navibank và Vietinbank đều ngay tình, hợp pháp. Và việc để Huyền Như chiếm đoạt tiền là lỗi của Vietinbank chứ không phải của các bị cáo.

Thuộc cấp của bị cáo Trí là bị cáo Nguyễn Giang Nam cũng cho rằng bản thân và các bị cáo không hề được hưởng lợi và không có ý thức hưởng lợi bất cứ đồng nào từ Navibank. “Chúng tôi biết chúng tôi có quyền giữ im lặng khi lấy lời khai nhưng chúng tôi chưa bao giờ dùng quyền này, bởi chúng tôi không sai và muốn sự thật được sáng tỏ nên đã hợp tác với cơ quan điều tra”, bị cáo Nam nói.

Trong số 10 bị cáo bị truy tố tại phiên tòa này, chỉ có duy nhất bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh thừa nhận có sai sót, nhưng là do không biết hành vi của mình có tội, không hưởng lợi, và do mẹ mất nên xao nhãng trong công việc. “Bản thân tôi không hề cố ý, chúng tôi luôn coi Navibank là nhà của mình, chẳng có lý do gì để chúng tôi gây thiệt hại cho nhà của mình”, Oanh trình bày.

Những bị cáo còn lại không giữ được bình tĩnh đã bật khóc và khẳng định mình bị oan, bởi không có ý thức làm thất thoát tài sản của Navibank. Các bị cáo mong HĐXX xem xét các chứng cứ khách quan để đưa ra phán quyết công tâm nhất.

Sau khi, các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án, và sẽ đưa ra quyết định của phiên tòa vào 15h ngày 19/3 tới đây. HĐXX cũng yêu cầu Cảnh sát tư pháp trích xuất 2 bị án Huyền Như và Võ Anh Tuấn đến tòa.

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Luật sư bảo vệ cho các bị cáo đề nghị HĐXX triệu tập cho bằng được hai cựu lãnh đạo của Vietinbank là Nguyễn Văn Sẽ và Nguyễn Thị Minh Hương.

‘Mồi nhử’ lãi ngoài, Huyền Như cho cả dàn lãnh đạo Navibank vào tù

‘Mồi nhử’ lãi ngoài, Huyền Như cho cả dàn lãnh đạo Navibank vào tù

Hám mức lãi ngoài béo bở do Huyền Như đưa ra, nhiều lãnh đạo Navibank đã lách luật, để Huyền Như “nẫng” hàng trăm tỷ đồng.    

‘Siêu lừa’ Huyền Như sắp ra tòa một lần nữa

‘Siêu lừa’ Huyền Như sắp ra tòa một lần nữa

Bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc và một loạt cán bộ của Ngân hàng Navibank phải lãnh “trái đắng”   

'Siêu lừa' Huyền Như lãnh thêm án chung thân

'Siêu lừa' Huyền Như lãnh thêm án chung thân

HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên phạt "siêu lừa" Huyền Như mức án tù chung thân và Võ Anh Tuấn 7 năm tù.

Huyền Như đối mặt thêm một án chung thân

Huyền Như đối mặt thêm một án chung thân

Đại diện VKS cho rằng, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.    

Đoàn Nga