Trang Wired đưa tin về loại thiết bị không người lái sử dụng trong chiến tranh chống tàu ngầm (ACTUV), một loại tàu rô-bốt được trang bị để theo dấu các tàu ngầm của đối phương trong một hành trình dài.

Một loại tàu do thám trên mặt nước của Mỹ
Đây được coi là loại vũ khí giúp Mỹ phá tan chiến lược chống thâm nhập trên biển mà một số quốc gia đang vận dụng.

Nhà thầu trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ là Tập đoàn Quốc tế ứng dụng khoa học (SAIC) đang phát triển loại thiết bị không người lái trên mặt nước trong một hợp đồng trị giá 58 triệu USD với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tân tiến (DARPA). DARPA là cơ quan thuộc chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm theo đuổi các công nghệ mới và đặc biệt.

Nếu thiết bị này được hiện thực hóa thành công như thiết kế, tàu rô-bốt này sẽ củng cố khả năng duy trì liên lạc với các tàu ngầm, thậm chí là các tàu ngầm chạy bằng diesel-điện hầu như không phát ra tiếng động dưới mặt nước.

Khi kết nối và được chiếc máy bay chống tàu ngầm của Mỹ là P-8 Poisedon điều khiển, ACTUV có thể bám trụ và theo sát mục tiêu trong vòng 90 ngày. 

Trang tin Wired cho biết SAIC đang thiết kế sao cho thiết bị không người lái của họ sẽ theo dấu mục tiêu là thuyền đối phương về tận cảng chính. Trở ngại chính là chiếc thuyền này sẽ không có người lái, do đó, nó sẽ không thể tiếp tục hoạt động do thám mà không có sự trợ giúp từ các thiết bị trên biển hoặc trên không khác.

Các đội tàu không người lái cỡ nhỏ, giá thành thấp có khả năng săn các tàu ngầm trong cự ly đáng kể, và không làm mất liên lạc. Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa các phương tiện dưới biển theo kiểu phòng thủ chống thâm nhập (mà Iran và Trung Quốc áp dụng).

Hải quân Mỹ đang vận hành tàu không người lái
Các phương tiện này cũng sẽ khiến logic phòng thủ chống thâm nhập trở thành 'gậy ông đập lưng ông'. Chống thâm nhập được nhiều người gọi là 'các chiến lược cạnh tranh'. Những người áp dụng chiến lược cạnh tranh chọn các loại khí tài và phương thức không tốn kém.

Mục tiêu của họ là khiến đối phương chiến lược phải đáp trả bằng một phương thức vô cùng tốn kém (đối phương có thể gần như 'sạt nghiệp' cho các biện pháp phản công). Sau cùng, khi đối phương không thể nào trụ nổi, họ sẽ buộc phải đa dạng hóa nguồn lực so với các ưu tiên cấp bách.

ACTUV là một phần trong 'cuộc chiến tương tác' - thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc tận dụng ưu thế về trí tuệ và vật chất mà trong đó đối thủ có những kế sách chiếm ưu thế chiến lược. Có rất nhiều cách khác để giành phần thắng chứ không chỉ là việc hạ gục đối phương ngay lập tức (chẳng hạn như buộc ai đó không thể thắng, hoặc ở cái giá tương xứng)

Nếu như Hải quân Mỹ có thể 'phủ đầu' các hạm đội tàu chạy bằng điện - diesel để tìm cách thâm nhập vào vùng biển ở châu Á, họ sẽ có được các bước tiến dài theo đúng hướng mà Washington muốn.

Và nếu như Mỹ có thể thể hiện tiềm lực đó một cách thuyết phục trong thời bình, họ có thể không cần phải chiến đấu để có thể thâm nhập vào các khu vực trọng yếu.

  • Lê Thu (theo Diplomat)