Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Triều Tiên tổ chức tiếp đón linh đình ngôi sao bóng rổ Dennis Rodmand, bất chấp việc người dân nước này còn nhiều khó khăn.
Theo hãng tin AP, hôm 1/3 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã tuyên bố với báo giới rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nên dành tiền để chăm lo cho cuộc sống của người dân nước mình, thay vì dùng vào việc tổ chức chiêu đãi hay tiệc tùng với những người nước ngoài.
Trước đó, hôm 26/2, ngôi sao bóng rổ Rodmand đã tới thăm Bình Nhưỡng và được nhà lãnh đạo Triều Tiên chào đón nồng nhiệt. Hai ông đã cùng xem một trận thi đấu bóng rổ và dùng tiệc tối "hoành tráng". Cả hai đã nói chuyện với nhau rất vui vẻ, cùng chia sẻ về những niềm đam mê thể thao, đặc biệt là bóng rổ.
Trước khi chia tay Triều Tiên, cựu thành viên Hiệp hội Bóng rổ quốc gia Mỹ đã bày tỏ những tình cảm của mình với nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un: “Thử đoán xem, tôi yêu ông ấy. Đó thực sự là một người tuyệt vời”. Rodman cũng ca ngợi cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong-il là những "nhà lãnh đạo vĩ đại".
Rodman đã nhắn tin tích cực trên mạng xã hội tiểu blog Twitter sau chuyến đi, nói rằng người Triều Tiên yêu bóng rổ và ông tự hào vì được đại diện cho nước Mỹ. Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Triều đang căng thẳng, chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Rodmand đã mang tới chút ấm áp.
Thậm chí, giáo sư Zhang Liangui thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, còn cho rằng Mỹ đang “âm thầm” thực hiện chiến lược ngoại giao bóng rổ. Phát biểu của ông Zhang là muốn ám chỉ tới sự kiện ngoại giao bóng bàn hồi năm 1971 giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Ventrell, thời điểm chuyến thăm của Rodman là "có vấn đề". "Bây giờ không phải là lúc để thảo thuận các vấn đề với Triều Tiên như những thời điểm khác. Chúng tôi đang tìm kiếm một phản ứng lớn từ phía Liên hợp quốc đối với vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên", ông Ventrell nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh chuyến đi của Rodman là chuyến thăm cá nhân, và những phát biểu của ông không phải là quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ.
Trước đó, hồi đầu tháng 1/2013, cựu Thống đốc bang New Mexico (Mỹ) Bill Richardson và Chủ tịch tập đoàn Google Eric Schmidt cũng đã có chuyến thăm đáng chú ý tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây được cho là chuyến thăm mang “sứ mệnh nhân đạo cá nhân”.
Thanh Vân (tổng hợp)
Ông Kim Jong-Un và phu nhân tại bữa tiệc chiêu đãi Dennis Rodman. (Ảnh: KCNA) |
Theo hãng tin AP, hôm 1/3 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã tuyên bố với báo giới rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nên dành tiền để chăm lo cho cuộc sống của người dân nước mình, thay vì dùng vào việc tổ chức chiêu đãi hay tiệc tùng với những người nước ngoài.
Trước đó, hôm 26/2, ngôi sao bóng rổ Rodmand đã tới thăm Bình Nhưỡng và được nhà lãnh đạo Triều Tiên chào đón nồng nhiệt. Hai ông đã cùng xem một trận thi đấu bóng rổ và dùng tiệc tối "hoành tráng". Cả hai đã nói chuyện với nhau rất vui vẻ, cùng chia sẻ về những niềm đam mê thể thao, đặc biệt là bóng rổ.
Trước khi chia tay Triều Tiên, cựu thành viên Hiệp hội Bóng rổ quốc gia Mỹ đã bày tỏ những tình cảm của mình với nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un: “Thử đoán xem, tôi yêu ông ấy. Đó thực sự là một người tuyệt vời”. Rodman cũng ca ngợi cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong-il là những "nhà lãnh đạo vĩ đại".
Rodman đã nhắn tin tích cực trên mạng xã hội tiểu blog Twitter sau chuyến đi, nói rằng người Triều Tiên yêu bóng rổ và ông tự hào vì được đại diện cho nước Mỹ. Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Triều đang căng thẳng, chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Rodmand đã mang tới chút ấm áp.
Thậm chí, giáo sư Zhang Liangui thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, còn cho rằng Mỹ đang “âm thầm” thực hiện chiến lược ngoại giao bóng rổ. Phát biểu của ông Zhang là muốn ám chỉ tới sự kiện ngoại giao bóng bàn hồi năm 1971 giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Ventrell, thời điểm chuyến thăm của Rodman là "có vấn đề". "Bây giờ không phải là lúc để thảo thuận các vấn đề với Triều Tiên như những thời điểm khác. Chúng tôi đang tìm kiếm một phản ứng lớn từ phía Liên hợp quốc đối với vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên", ông Ventrell nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh chuyến đi của Rodman là chuyến thăm cá nhân, và những phát biểu của ông không phải là quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ.
Trước đó, hồi đầu tháng 1/2013, cựu Thống đốc bang New Mexico (Mỹ) Bill Richardson và Chủ tịch tập đoàn Google Eric Schmidt cũng đã có chuyến thăm đáng chú ý tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây được cho là chuyến thăm mang “sứ mệnh nhân đạo cá nhân”.
Thanh Vân (tổng hợp)