Ở châu Á, các sản phẩm làm trắng da "đang lên ngôi" tại các kệ hàng. Đa số
phụ nữ ở châu lục này tin rằng, có làn da trắng hơn thì họ sẽ có cơ hội tốt hơn
trong việc tìm kiếm việc làm và bạn đời.
Vì vậy, mỗi sản phẩm trên thị trường hứa hẹn làm cho da trắng hơn đều được phụ nữ "để mắt" tới và họ tin rằng bất cứ sản phẩm làm trắng da nào mà họ mua đều sẽ làm cho da của họ sáng hơn. Tỷ lệ phụ nữ nói chung được tham khảo ý kiến ở Hongkong, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm này tăng khoảng 4% mỗi năm.
Ở các thành phố như Karachi, Lahore và Islamabad của Pakistan cũng tràn ngập đủ loại bảng biển quảng cáo các loại kem và công nghệ làm trắng da cho phụ nữ. Các bà các mẹ thường có cái nhìn ưu ái đối với những người con gái có làn da trắng, đặc biệt là cách đánh giá của mẹ chồng đối với nàng dâu. Một người đàn ông Pakistan điển hình cũng mong muốn cưới được một cô gái có làn da trắng và có diện mạo giống với người thuộc chủng tộc Caucasia.
Khi được hỏi về thói quen tẩy da trắng của nhiều phụ nữ Nam Á, đàn ông trong khu vực cho biết thực tế này bắt nguồn từ văn hóa bản xứ. Các sảm phẩm như Fair & Lovely đã trở thành nhãn hiệu trong từng hộ gia đình, bởi vì theo quan điểm từ xưa tới nay, phụ nữ có làn da trắng hơn thì sẽ hấp dẫn hơn.
Truyền thông khu vực Nam Á cũng tăng áp lực lên phụ nữ khi lý tưởng hóa hình ảnh của phái đẹp với làn da trắng hơn. Cũng có quan niệm rằng da trắng chứng tỏ địa vị xã hội cao hơn vì họ trông sạch sẽ hơn và giàu có hơn so với những người làm việc trên cánh đồng vốn có làn da đen hơn.
Thực tế, phụ nữ châu Á hiện nay tốn rất nhiều tiền để đảm bảo rằng khuôn mặt của họ luôn trắng hồng và rạng rỡ hết mức có thể.
Thực tế này trái ngược ở Mỹ và châu Âu, nơi phụ nữ thường cho rằng làn da đẹp là một làn da rám nắng.Thanh Hảo (Tổng hợp)