Có lẽ, xét trên đấu trường quốc tế, thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, đúng như nhận định của ông Đặng Việt Dũng, giám đốc điều hành một khách sạn ở Điện Biên Phủ khi biết tôi là phóng viên báo thể thao.

TIN BÀI KHÁC

Bóng đá là môn thể thao yêu thích tại Việt Nam
Thể thao Việt Nam chưa từng giành được một tầm huy chưa vàng nào trong các kỳ Olympic, hay chiến thắng dù chỉ một huy chương trong Olympic London năm 2012. Đất nước này cũng chưa bao giờ đủ điều kiện để tham dự vòng chung kết bóng đá World Cup và cũng chưa từng sản sinh ra một ngôi sao thể thao nào trong tất cả các lĩnh vực.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, rõ ràng quốc gia này còn nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết hơn là thể thao: chiến tranh, xóa đói nghèo và giờ đây là thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa, tiếp tục thêm vào mạng lưới dây điện chằng chịt như những bức tranh theo trường phái 'Biểu hiện' ở Hà Nội nhiều và nhiều dây cáp hơn nữa.

Và thể thao, dù có có tồn tại hay không thì cũng giống nhau mà thôi. Một chuyến du hành từ đảo Phú Quốc đầy nắng ở miền Nam tới vùng cao mát mẻ Sapa ngoài miền Bắc đã nhắc cho bạn nhớ rằng bạn chẳng cần phải chơi thể thao nhiều làm gì.

Chỉ cần một quả cầu đơn giản là đủ, cũng chẳng cần có tá vợt hay lưới. Đá cầu - cũng giống như đá bóng - dùng chân, ngực, đầu, nói chung là mọi thứ trừ tay, là môn thể thao yêu thích của đại đa số thanh thiếu niên và một số người trung tuổi, thường được chơi trong sân trường, đường ngõ hay trên vỉa hè.

Các phiên bản khác nhau của đá cầu có mặt không chỉ trên khắp châu Á mà còn vượt xa hơn nữa (ở Trung Quốc có trò Jianzi). Đá cầu có nhiều nét tương đồng với người anh em xa của nó ở Mỹ, trò Hacky sack. Thậm chí hiện nay, người ta đã thành lập cả Liên Đoàn Đá Cầu Quốc Tế.

Người Việt đã chơi đá cầu từ hàng trăm năm nay, và mặc dù đá cầu có thể được thi đấu trên sân cầu lông, những các cú đã trên không thay cho đập cầu, nhưng nó vẫn thường được chơi theo phong cách tự do, nghĩa là mọi người đứng thành vòng tròn và giữ cho cầu không bị rơi xuống đất.

Đá cầu được coi là môn thể thao quốc gia của Việt Nam, nhưng dường như nó đã trở nên lỗi thời đối với một đất nước đang trên đà phát triển nhanh chóng, đất nước vốn ưa chuộng bóng đá, sẵn sàng sôi động cùng giải Ngoại hạng ngay cả lúc 2h45 sáng.

Trên đất nước này,  những tin tức thể thao quốc tế thường được ưu tiên hơn trong các bản tin thể thao trong nước, và logo của các giải bóng lớn như giải Ngoại Hạng cũng nhan nhản như Phở Việt Nam vậy.

Chính đội tuyển quốc gia Việt Nam lúc này đây cũng đang gặp phải khó khăn khi không thể cùng một lúc thi đấu vì cả lòng nhiệt thành và cả tính thương mại. Trong khi logo của giải ngoại hạng vẫn rất khổ biến vì chúng được dán lên mũ bảo hiểm của hàng triệu người dân đất Việt.

Khi những loại xe tay ga, xe gắn máy đang ồ ạt du nhập vào Việt Nam, thì hình ảnh các câu lạc bộ như Man U, Chelsea hay Arsenal cũng xuất hiện khắp nơi. Điều đáng thắc mắc là thay vì các giải Ngoại hạng, tại sao giải Đua xe Công thức 1 vẫn chưa phổ biến ở đất nước này. Tài năng nước nhà và dư vị của những rủi ro cùng lúc đều tồn tại, vì
nó xuất hiện nhiều hơn trong những nỗ lực làm võ VôViNam.

Tôi nhận thấy vô vi nam như một phần cuộc sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng những mờ nhạt các tài năng thể thao Việt Nam.

Cuộc gặp gỡ của tôi với thể thao Việt Nam hầu hết đều diễn ra trong những bối cảnh không mấy chuyên nghiệp: lần là hai cậu bé dùng mía thay cho cây lao trên một cánh đồng gần Hạ Long, khi là hai cậu trai trẻ tóc vàng hoe mải mê trượt ván trước tượng đài Lê-nin, khi khác lại bắt gặp vài anh nhân viên vườn quốc gia cởi trần chơi bóng chuyền gần động Phong Nha.

Và sau đó, vào ngày cuối cùng của tôi ở Việt Nam, từ cửa sổ tầng 6 khách sạn ở Điện Biên Phủ, thành phố nơi Việt Minh đã lật đổ chủ nghĩa thực dân vào năm 1954 nhờ việc đánh bại thực dân Pháp, tôi thấy một hình ảnh khó phai. Trong màn sương chiều giăng mắc phủ kín những ngọn đồi nơi Việt Minh đánh Pháp xưa kia, phía dưới chân đồi, nhóm thanh niên trẻ vẫn thành lập sân đấu bên phía lề đường.

Lấy hai chiếc xe đạp dựng lại là cầu ngôn, 6 đấu với 6 trong khói bụi và nóng bức. Một quả cầu được tâng lên và rơi xuống trong ánh sáng mờ ảo, trong một mảnh đất bị bỏ hoang từ khi những khu vui chơi theo kiểu phương Tây mọc lên ngày càng nhiều.

Nguyễn Huyền (Theo NYtimes)