Đối với thế giới bên ngoài, câu chuyện có vẻ rất khó lường, với CHDCND Triều Tiên - quốc gia nghèo đói cả về lương thực và năng lượng - dọa sẽ phá hủy các thành phố của Mỹ trong một trận bão lửa hạt nhân hoặc tàn phá Hàn Quốc trong một cuộc tấn công chớp nhoáng.

Các tin liên quan

Những nơi "hạnh phúc nhất" Triều Tiên

Hàn Quốc: Không có dấu hiệu Triều Tiên phóng tên lửa

Hàn Quốc mời Triều Tiên vào bàn đàm phán

{keywords}
Hai người đàn ông nắm tay nhau khi họ chụp ảnh trước bứ ảnh nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il (phải) và Chủ tịch Kim Jong-un tại một triển lãm hoa ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: AP)

Chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố các thủ đô đối địch sẽ "bị biến thành một biển lửa". Các cuộc tấn công đầu tiên của Triều Tiên sẽ là "một ánh sáng báo hiệu sự mở màn của một cuộc chiến thần thánh".

Kho hạt nhân của Bình Nhưỡng "đã được đặt lên các bệ phóng, chĩa thẳng vào họng kẻ thù".

Và những đe dọa đó không chỉ toàn lời nói. Đất nước cô lập này đã phóng hai quả tên lửa trong năm ngoái. Một cuộc thử hạt nhân hồi tháng 2 đã dẫn đến các lệnh cấm vận tăng cường của Liên Hợp Quốc. Một cuộc thử nghiệm tên lửa khác có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Nhưng có một logic đằng sau những hành xử của Triều Tiên, một logic thấm sâu vào nền chính trị trong nước, trong cách thức mà quốc gia nghèo khó này có thể đạt được những nhượng bộ từ một số cường quốc quân sự trên thế giới. Và logic ấy cũng bén rễ sâu từ một thực tế quan trọng khác: Nó rất hiệu quả.

Nhiều lần trong hai thập niên qua, các chu kỳ đe dọa và tình trạng tham chiến của Triều Tiên đã gây sức ép khiến cộng đồng quốc tế phải cung cấp hàng tỷ đôla viện trợ, đồng thời góp phần thúc ép chính phủ Hàn Quốc phải cải thiện quan hệ.

Điều quan trọng nhất đối với Bình Nhưỡng là nó giúp cho gia đình họ Kim tiếp tục giữ vững quyền lực. Hiện nay, Triều Tiên đang nằm dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un, thế hệ thứ 3 của gia đình nổi tiếng này và nhà lãnh đạo trẻ có vẻ như sẽ tiếp tục theo đuổi các bước đi ngoại giao của cha mình.

"Bạn sẽ tiếp tục chơi trò đó chừng nào nó còn hiệu quả", Christopher Voss, một nhà đàm phán con tin lâu năm của FBI và hiện là Tổng giám đốc của Nhóm Thiên nga đen (Black Swan Group), một hãng tư vấn chiến lược chuyên về đàm phán. "Từ vị trí của họ thì tại sao họ lại phải từ bỏ điều này? Nếu nó không hỏng thì không cần phải sửa lại".

Nhưng bản thân phía Triều Tiên có lẽ cũng cảm thấy họ bị dồn vào chính góc tường của sự sáng tạo của mình, bị vây quanh bởi các kẻ thù lắm vũ khí tối tân. Nhưng người Triều Tiên liên tục tự dồn mình vào chân tường một cách chủ ý, gây chấn động thế giới bằng các vụ phóng tên lửa và các vụ thử hạt nhân mà rốt cuộc thường giúp cho Bình Nhưỡng nhận được thêm viện trợ quốc tế.

Trở lại hồi đầu thập niên 1990, khi Bình Nhưỡng nhất trí từ bỏ một chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy các cam kết viện trợ 5 tỷ USD tiền nhiên liệu cùng hai lò phản ứng hạt nhân. Hay vào cuối những năm 1990, khi Triều Tiên phóng một tên lửa tình nghi qua lãnh thổ Nhật Bản và cử một tàu ngầm vào lãnh hải Hàn Quốc. Nhưng đến năm 2000, lãnh đạo của cả hai nước trên bán đảo Triều Tiên đã ngồi lại trong một hội nghị lịch sử ở Bình Nhưỡng. Đến năm 2006, Triều Tiên lại gây sốc bằng một vụ thử vũ khí hạt nhân, nhưng một năm sau lại dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ và các nhượng bộ chính trị.

Tính chất có thể dự đoán của kiểu hành xử này là một dấu hiệu quan trọng đối với các học giả, rằng ít nhất một phần của những gì đang diễn ra hiện nay đã được cân nhắc một cách cẩn trọng, và Bình Nhưỡng có sẵn những mục đích rõ ràng trong đầu.

Nói cách khác, dù tình hình có vẻ vô lý đến mức nào đi nữa thì các lãnh đạo ở Triều Tiên cũng đang rất tỉnh táo. Theo nhiều nhà quan sát, Bình Nhưỡng đơn thuần chỉ muốn thế giới tin rằng họ rất cứng rắn và kiên quyết.

Kết quả thật rõ ràng.

"Có bao nhiêu nước đã bị tàn phá kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh?... Và Triều Tiên đang ở đâu? Họ vẫn ở đó", Rodger Baker, một nhà phân tích của hãng tình báo địa chính trị Stratfor, bình luận.

Ban lãnh đạo ở Triều Tiên cũng tiếp tục giành được sự ủng hộ của người dân nước này. Cuộc sống của họ có thể còn khó khăn, với tình trạng đói ăn phổ biến, nhưng không hề có dấu hiệu về một cuộc dấy loạn nào.

Đối với nhiều người Triều Tiên lưu vong, loạt đe dọa mới đây của Chủ tịch Kim Jong-un thực sự là nhằm huy động sự ủng hộ ở trong nước.

"Kim Jong-un còn quá trẻ", Nam-su Han, người đào tẩu khỏi Triều Tiên và hiện đang điều hành một nhóm vận động ở Seoul, nhận xét. "Ông ấy cần huy động sự ủng hộ của người dân... và ông ấy đang dùng chiến thuật này để khiến dân chúng đoàn kết".

Thanh Hảo (Theo AP)