Đối phó với Triều Tiên như thế nào là ổn nhất? Hãy hỏi một nhà kinh tế học. Washington, Bắc Kinh và các đồng minh không có ý tưởng mới nào về cách đối phó với chính quyền hiện nay ở Bình Nhưỡng. Một bản phân tích về kinh tế có thể làm thay đổi điều đó.
Hãy dẹp qua một bên mọi điệu bộ chính trị và những phỏng đoán chiến lược về Triều Tiên, hãy nhìn vào sự thực. Nếu chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên, bất kể là ai khởi xướng thì nó sẽ rất hao tiền tốn của cho kinh tế toàn cầu.
Vận chuyển đường biển sẽ bị tắc nghẽn, xuất khẩu sang Trung Quốc bị chậm lại, mức bảo hiểm sẽ tăng khiến việc buôn bán ở mọi nơi sẽ tốn tiền hơn. Hàn Quốc, trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới về xuất và nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, với nhiều người thiệt mạng và thủ đô bị phá hủy. Kết hợp với nhau, những tác động này có thể gây tổn thất 350 tỷ USD.
Với tổn thất lớn như vậy, có nên tránh cho xung đột nổ ra? Không cần thiết. Vì là khả năng xung đột nổ ra hàng năm là như nhau cho tới khi chiến tranh thực sự xảy ra và Triều Tiên chắc chắn sẽ thua. Nếu phí tổn chiến tranh là một phần cố định của nền kinh tế (0,5% hoặc hơn), thì chúng ta phải cân nhắc sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ khấu trừ, vốn cho thấy chúng ta ước lượng giá trị của tương lai so với hiện tại như thế nào.
Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn mức chúng ta ước lượng khấu trừ của tương lai thì việc trì hoãn chiến tranh sẽ gây tốn tiền của hơn. Nói một cách khác, 0,5% của kinh tế thế giới vào năm sau sẽ tốn kém hơn so với 0,5% của năm nay.
Nếu có thể nói chúng ta lựa chọn được việc chiến tranh sẽ nổ ra trong năm nay hoặc sang năm thì nếu xung đột xảy ra trong năm nay, phí tổn là 350 tỷ USD. Tuy nhiên, sang năm, do kinh tế tăng trưởng, phí tổn sẽ cao hơn.
Theo dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế, 0,5% kinh tế toàn cầu trị giá 363 tỷ USD vào năm 2014. Vì thế, liệu chúng ta có nên trì hoãn chiến tranh?. Nếu hoãn, chúng ta sẽ có thêm 350 tỷ USD để đầu tư vào kinh tế thế giới và đến năm 2014, nó sẽ có giá trị là 363 tỷ USD - bằng số tiền chúng ta sẽ mất khi trì hoãn chiến tranh. Cân nhắc vấn đề tăng trưởng kinh tế thì trì hoãn chiến tranh không có lợi.
(Ảnh FP)
Tuy nhiên, ở đây cũng có một ngoại lệ. Phân tích ở trên cho thấy Triều Tiên luôn đặt ra cùng mối đe dọa chiến tranh. Chiến tranh có thể không nổ ra nếu chính quyền nước này thay đổi ý định. Một số học giả từng cho rằng Kim Jong Un là nguồn gốc cho một sự thay đổi, song cho tới giờ, phán đoán của họ dường như đã sai và khả năng chiến tranh là điều vẫn phải xem xét.
Dĩ nhiên, Triều Tiên không phải quốc gia duy nhất sẽ quyết định khi nào chiến tranh nổ ra. Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc thường chịu đựng một loạt hành động khiêu khích gây hao tổn của Triều Tiên. Nếu không có chiến tranh, Triều Tiên có thể tiếp tục thử nước láng giềng bằng các vụ tấn công nhỏ. Nếu các vụ tấn công kiểu này mãi không chấm dứt, phí tổn sẽ tăng nhanh và trong bối cảnh đó, Hàn Quốc sẽ muốn chiến tranh càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, đừng vội ấn nút chiến tranh. Người ngoài biết rất ít về việc chính quyền ở Bình Nhưỡng vận hành thế nào. Do đó, không thể nói chắc chiến tranh sẽ như thế nào. Nếu nó không như những gì các chuyên gia tình báo dự tính thì một cuộc tấn công phủ đầu có thể là thừa. Nếu dự đoán cao hơn, một cuộc tấn công phủ đầu có lẽ chưa phải lúc.
- Hoài Linh (Theo FP)