Vụ truy ráp đã kết thúc, nghi phạm đã bị bắt giam, và cơn ác mộng kéo dài một tuần qua tại thành phố Boston đã kết thúc.

{keywords}
Hai anh em nghi phạm đánh bom khủng bố tại Boston hôm 16/4: Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev

Với việc bắt sống Dzhokhar Tsarnaev 19 tuổi tại Watertown vào đêm hôm vừa rồi, chỉ 23 giờ sau vụ vây ráp làm tê liệt thành phố, giờ đây tâm điểm điều tra của vụ đánh bom marathon Boston sẽ chuyển từ ‘kẻ nào’ sang ‘tại sao’.

Liên quan tới vấn đề này, Tổng thống Barack Obama đã lưu ý một điều: “Trong kỷ nguyên của các thông tin cập nhật ngay tức thì, các tin nhắn trên twitter và blog, có một xu hướng là mọi người dễ bị cuốn theo bất kỳ mẩu tin tức nào, đôi khi còn vội vã đưa ra kết luận”.

“Nhưng khi một thảm kịch như thế này xảy ra, an toàn của đa số đứng trước nguy cơ và rủi ro là quá lớn, điều quan trọng là chúng ta làm việc này đúng cách… Đó là lý do tại sao chúng ta cẩn trọng, không vội đưa ra phán xét – không phải về các động cơ của những cá nhân này; và chắc chắn là không phải toàn bộ của cả nhóm người”.

Nhưng một số chuyên gia vẫn xoáy vào lịch sử của anh em nhà Tsarnaev để lý giải động cơ tấn công.

Điều gì đã khiến cho Dzhokhar, từ một đứa trẻ Mỹ gần như là bình thường gây ra vụ nổ ở chính thành phố đã nhận cậu ta?

Đó phải chăng là vì sức ép từ người anh trai Tamerlan 26 tuổi với những vấn đề cá nhân – như các kế hoạch học hành dang dở, các giấc mơ Olympic không thành?

Thực tế rằng việc hai anh em nhà Tsarnaev là người gốc Chechnya không hề liên quan gì tới động cơ đánh bom của họ tại Boston.

Nhưng các chuyên gia và các nhà bình luận đã coi xuất xứ này chính là một manh mối quan trọng để giải thích cho vụ tấn công.

Dzhokhar sinh tại Kyrgyzstan, nhưng trên trang mạng xã hội của mình, nghi phạm này nói rằng mình là người Chechnya.

Tuy nhiên, lãnh đạo Ramzan Kadyrov người Chechnya lại phủ nhận điều này.

“Chúng tôi không biết nhà Tsarnaev, họ không sống ở Chechnya” - Ramzan Kadyrov viết trên mạng xã hội Twitter. “Mọi người dân ở Kapkaz đều biết rằng Tsarnaev là tên của người vùng Ossetia”.

Kadyrov nói rằng: “Chủ nghĩa khủng bố không có quốc gia”.

Thủ lĩnh người Chechnya này nói thêm: anh em nhà Tsarnaev có thể vô tội, kể cả khi họ có tội đi chăng nữa thì ‘họ đã lớn lên ở nước Mỹ’.

Chechnya là một nước cộng hòa tự trị tại vùng Bắc Kapkaz của Nga, với phần lớn người dân theo đạo Hồi.

Bản thân nước Nga cũng phải hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố từ các phần tử đòi ly khai Chechnya.

Thủ đô Moscow của Nga từng chịu hai trận đánh bom tàu điện ngầm năm 1996 và 2010, một vụ nổ ở sân bay năm 2011 và tại rạp hát năm 2002. Năm 2004, một trường học tại Beslan đã bị khủng bố và khiến hơn 330 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là trẻ em.

Vụ tấn công tàn ác nhất xảy ra năm 1999 với một loạt các vụ đánh bom ở các tòa nhà khiến cho gần 300 người thiệt mạng. Những kẻ khủng bố Chechnya đã nhận trách nhiệm các vụ tấn công này.

Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là môi trường đã ảnh hưởng lên anh em nhà Tsarnaev.

Trong khi đó, phía Nga lại cho rằng động cơ và mục đích của vụ đánh bom Boston không gì khác ngoài một sự thị uy của nhóm thánh chiến Hồi giáo toàn cầu mà trong một khía cạnh nào đó, chính nước Mỹ tự gây ra cho mình.

Nhà phân tích chính trị Dmitry Babich của đài Tiếng nói Nước Nga nói: “Thực tế rất nhiều người ngạc nhiên khi chuyện xảy ra với hai người này lại ở bên ngoài Bắc Kapkaz” - Babich nói.

“Nhưng tôi nghĩ là điều này cũng chẳng ngạc nhiên lắm… thực tế, chính phủ Nga đã rất nhiều lần khuyến cáo về các kiểu người tị nạn này, về những kiểu người nhập cư mà Mỹ và các quốc gia tây Âu sẵn sàng chấp nhận”.

Anh em nhà Tsarnaev được Mỹ cho tị nạn hồi đầu những năm 2000.

Chính phủ Mỹ đã cho những người không thể hoặc không trở về quê nhà do “nỗi sợ hãi bị ngược đãi’ được tị nạn tại Mỹ.

Babich nói rằng đây là một sai lầm.

“Rất nhiều người (tị nạn) này không hề thay đổi lý lẽ của mình. Trong số đó có rất nhiều người Hồi giáo cực đoan, ngoan cố… Tôi có thể dễ dàng hình dung ra rất nhiều trong số họ coi cả Nga, nhiều phần của nước Mỹ là cùng một nền văn minh suy đồi. Trong tình huống đó, họ có thể dấy lên cuộc thánh chiến mà không nhất thiết phải là ở Syria hay Iraq, mà ở chính nước Mỹ”.

Babich nói rằng bản thân nước Mỹ lại không nhận ra mối nguy tiềm ẩn trong đó.

“Rõ ràng, hoạt động Hồi giáo ở Bắc Kapkaz không chỉ là mối đe dọa với riêng nước Nga. Đó cũng là đe dọa với cả Mỹ. Và nó cũng là mối nguy cho cả châu Âu, nhưng một số quốc gia phương Tây lại phủ nhận điều này” – ông Babich nói thêm.

Trong quá trình điều tra nghi phạm duy nhất còn sống là Dzhokhar, các nhân viên cũng cho rằng hành động của hai anh em nhà Tsarnaev xuất phát từ niềm tin tôn giáo.

Trên trang mạng xã hội của Dzhokhar có đầy các video mang đậm màu sắc thánh chiến, thể hiện sự ủng hộ với những người Hồi giáo bị đàn áp tại Syria.

Trong khi các nhà điều tra bắt đầu con đường mờ mịt và chông gai để tìm ra trách nhiệm giải trình cũng như động cơ trong vụ đánh bom, có một điều hiện ra rất rõ ràng: có quá nhiều câu hỏi cần phải trả lời, và việc vội vã phán đoán chỉ là phản tác dụng.

Lê Thu (theo GP)

Các tin liên quan

Nghi phạm đánh bom Boston đối mặt án tử hình

Nghi phạm đánh bom Boston sẽ thoát tội chết?

Nghi phạm đánh bom Boston bị câm vĩnh viễn?

Cuộc truy bắt nghẹt thở nghi phạm khủng bố Boston