Trận động đất mạnh 8,9 độ Richter hôm 11/3 vừa qua đã khiến Nhật Bản thiệt hại nặng nề về người và của. Tuy nhiên, Nhật Bản có thể khôi phục nhanh chóng sau thảm họa.


Nhật Bản có thể khôi phục nhanh chóng sau thảm họa
Đó chính là nhận định của học giả John H. Makin thuộc Hội Doanh nhân Mỹ. Ông từng là cựu cố vấn cho Bộ Tài Chính Mỹ, văn phòng ngân sách Quốc hội và Quỹ tiền tệ quốc tế.
John H. Makin cho biết, trước khi động đất xảy ra, Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế yếu kém với mức tăng trưởng thấp. Cuộc “chống chọi”của Nhật Bản bắt đầu sau khi bong bóng bất động sản vỡ vào năm 1990 và “thập kỷ đã mất” của Nhật chính thức bắt đầu vào năm 1997. Từ đó, Nhật Bản đã không thể thoát ra khỏi đường mòn.
Nhật Bản cũng có mức thâm hụt và nợ đọng lớn hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào. Tỷ lệ nợ/GDP của Nhật đã vượt qua mức 175%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ vẫn dưới 75%.
Nhật Bản chưa từng có cuộc khủng hoảng nợ cấp tính nào nhưng vấn đề nợ và thâm hụt lại giống như một “cơn sốt nhẹ”  khiến Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc kéo nền kinh tế đi lên một cách bền vững.
Khi có những cuộc tấn công không chắc chắn, người Nhật có xu hướng mang tiền về nhà. Điều đó sẽ làm tăng sức mạnh của tiền tệ và làm cho nó khó bán hơn trên thị trường toàn cầu. Vì thế trận động đất này chắc chắn chỉ gây tác động xấu cho nền kinh tế Nhật trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trung gian này, những tai họa đó là một mạng lưới tích cực. Nó có thể kích thích chính phủ và giúp người dân đoàn kết chung tay xây dựng lại cơ sở hạ tầng.
Cuộc khủng hoảng này đẩy Nhật Bản tới những thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài. Nếu như chính phủ phản ứng tích cực thì Nhật Bản có thể sẽ thu lại nhiều lợi nhuận từ sự bùng nổ xây dựng.
“Tôi không quá lo lắng về các khoản nợ bổ sung trong quá trình tái thiết” – Ông nói. “Khi bạn ở trong tình trạng mà tỷ lệ nợ/ GDP là 150%, mọi người sẽ nói rằng nền kinh tế chắc chắn sẽ sụp đổ. Nhưng thực tế, đồng tiền vẫn không sụt giá”.
Lợi tức trái phiếu 10 năm là 1,3 % và trong một thế giới giảm phát thì đó quả là một tài sản hấp dẫn. Vì thế mọi người tạm bằng lòng mua và nắm giữ trái phiếu Nhật Bản trong tay. Chắc chắn thị trường sẽ băn khoăn khoản nợ bổ sung sẽ ở mức độ như thế nào. Tuy nhiên, vấn đề chính là nhìn xem Nhật Bản có thể đối phó lại cuộc khủng hoảng này như thế nào.
Các chính trị gia Nhật Bản hiện nay nên xem xét những thiệt hại cụ thể và tìm ra những cách đối phó chặt chẽ liên quan tới lĩnh vực tư nhân, hệ thống hồi sinh tài chính và mở rộng cửa hơn với việc đầu tư toàn cầu.
Theo ông, Ngân hàng Trung ương cũng cần quan tâm hơn với việc tăng tiền hỗ trợ. Nhật Bản không phải lo lắng về lạm phát, như vậy có thể làm việc chăm chỉ hơn để thu được dòng vốn lưu thông.
Thảm họa vừa qua có thể như một lời cảnh tỉnh để các nhà lãnh đạo Nhật Bản chung tay hành động và chấm dứt việc tranh cãi về các vấn đề nhỏ nhặt nhằm xây dựng một đất nước Nhật Bản thịnh vượng hơn.
Sầm Hoa (Theo CNN)