Vụ nổ tại nhà máy hạt nhân Nhật rất nghiêm trọng song không có nghĩa là sẽ có một thảm họa Chernoby khác - khi phóng xạ tác động tới hàng trăm nghìn người.


Tại sao? Bởi vì, vụ nổ xảy ra khi nhà máy Chernobyl đang hoạt động và vụ nổ đã xẻ nó làm đôi năm 1986. Tại Fukushima, các lò phản ứng đã bị ngắt trong 24h, làm giảm lượng phóng xạ rò rỉ. Ngoài ra, giới chức Nhật khẳng định, thực tế có một nổ ở nhà máy Fukushima song không phải là ở lò phản ứng 1, thùng thép chứa lò phản ứng không bị hề hấn gì.

Vụ động đất hôm 11/3 khiến lò phản ứng ở nhà máy Fukushima được ngắt tự động. Tuy nhiên, địa chấn gây ra mất điện và làm ảnh hưởng tới máy bơm nước, vốn để phục vụ cho việc làm mát lõi lò phản ứng. Máy bơm phụ chạy bằng diesel theo nguyên tắc sẽ hoạt động nhưng nó lại không chạy, có lẽ do sóng thần. Hệ thống dự phòng chạy bằng pin chỉ hoạt động trong thời gian ngắn.

Tại lò phản ứng số 1, nước không lưu thông và nhiệt độ bắt đầu tăng. Do các thùng kim loại chứa nhiên liệu ấm lên và tới một mức thì các thùng kim loại bắt đầu thải oxy khỏi nước, chỉ để lại hydro. Một khi hydro tiếp xúc lại với oxy, nó có thể phát nổ. Đó là nguyên nhân gây ra vụ nổ tại nhà máy tại nhà máy hạt nhân.

Dù vụ nổ khá nghiêm trọng song nhà chức trách Nhật vẫn đối phó một cách bình tĩnh và hiệu quả. Họ sơ tán người dân ở các khu vực lân cận để có thể thải ra một chút nước có nhiễm một chút phóng xạ ra không khí. Hiện, nhà chức trách vẫn cần kiểm soát nhiệt độ và quyết định đổ đầy nước biển vào lò phản ứng cho thấy họ không có ý định sửa nhà máy. Nước biển sẽ làm hạt nhân nguội nhưng gây ăn mòn về lâu dài, khiến nhà máy không hoạt động lại được.

Sẽ mất khoảng 10 ngày để làm nguội lõi lò phản ứng sau đó, giới chức Nhật cần đánh giá mức độ ô nhiễm, đặc biệt là iot và caesium. Iot có thể cô lại trong tuyến giáp của người và gây ung thư. Đây là một vấn đề lớn đối với sức khỏe sau thảm họa Chernobyl. Iot có thể hoàn toàn biến mất khỏi môi trường trong vòng 3 tháng. Caesium có thể tồn tại lâu hơn, 30 năm.

Vậy, ngăn chặn lõi lò phản ứng hạt nhân chảy và phát ra phóng xạ như thế nào?

Có một giải pháp nhanh chóng với cuộc khủng hoảng ở nhà máy hạt nhân Fukushima đó là khôi phục nguồn điện để nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, có một điều trớ trêu là: nhà máy điện đang thiếu điện để hoạt động.

Vấn đề tại nhà máy Fukushima 1 bắt đầu với khúc mắc kép: trận động đất 8,9 độ richter dường như đã làm hỏng nguồn cung cấp điện chính và hậu quả sóng thần khiến hệ thống điện cung cấp dự phòng cho nhà máy không hoạt động. Cú đấm trúng 2 mục tiêu tưởng chừng không bao giờ xảy ra lại diễn ra và gây ra cái gọi là "mất điện tại nhà máy", Kenneth Bergeron, nhà vật lý chuyên về mô phỏng các tai nạn tại lò phản ứng hạt nhân ở phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ cho biết. Khả năng mất điện hoàn toàn tại nhà máy hạt nhân thấp tới mức các nhà thống kê cho rằng nó khó mà xảy ra. Tuy nhiên, điều không mong muốn đã xảy ra tại Fukushima.

Việc thiếu điện có nghĩa nhà máy Fukushima 1 không thể bơm đủ nước để làm mát các thanh nhiên liệu uranium ở tâm lò phản ứng. Do đó, quyết định đổ nước biển làm nguội hạt nhân lúc sáng ngày 13/3 là nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn thảm họa lõi lò phản ứng hạt nhân chảy tan và phát tán phóng xạ.

Việc ngăn chặn thảm họa bùng phát từ nhà máy hạt nhân Fukushima phụ thuộc vào thời điểm và may mắn. Thời điểm phụ thuộc vào việc các thanh nhiên liệu sẽ mất nhiệt nhanh như thế nào. Điều tiếp theo xảy ra phụ thuộc vào vấn đề liệu có đủ chất làm nguội hoặc các thanh nhiên liệu uranium có nguội đủ nhanh để tránh tan chảy. Mọi việc còn phụ thuộc vào các thanh nhiên liệu có tuổi đời như thế nào: thanh nhiên liệu mới sẽ hạ nhiệt nhanh hơn thanh nhiên liệu cũ.

Nếu các thanh nhiên liệu vẫn nóng và tỏa hơi nóng cao hơn mức cần thiết của nước làm lạnh, nó sẽ bắt đầu tan chảy. Nếu tình huống này diễn ra, phóng xạ sẽ tỏa ra và gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Do đó có khả năng phải đổ đủ chất làm lạnh trước khi thanh nhiên liệu tan chảy.
Tất cả khả năng hiện đều là vấn đề ngày giờ. Hiện giờ, thời gian chính là điều cần thiết tại Fukushima và trên khắp nước Nhật - khi các nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau động đất và sóng thần.

  • Hoài Linh (Theo Time, Mail, Mainichi)