Chính phủ Đức vừa qua đã bày tỏ sự tức giận đối với chương trình giám sát điện thoại và internet toàn cầu của Anh, đồng thời trực tiếp thách thức tính hợp pháp của dự án do thám tranh cãi này.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Bộ trưởng Tư pháp của Đức Sabine Leutheusser-Schnarrenberger đã gửi hai lá thư tới Bộ trưởng Tư pháp của Anh Chris Grayling và Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, yêu cầu làm rõ mức độ mà công dân Đức đã bị ảnh hưởng và cảnh báo rằng khi các quốc gia triển khai 'bức màn bí mật' để che đậy hành động của họ thì dân chủ sẽ không có đất sống.
{keywords}

Động thái của chính phủ Đức nhằm thể hiện rõ sự khó chịu đối với chương trình GCHQ là lần đầu tiên Anh bị yêu cầu phải công khai thanh minh về hoạt động theo dõi trên diện rộng của mình.

Bộ trưởng Leutheusser-Schnarrenberger mô tả chương trình do thám GCHQ của Anh giống như một 'cơn ác mộng kiểu Hollywood', đồng thời yêu cầu làm rõ cơ sở pháp lý cho dự án Tempora và yêu cầu được biết liệu chương trình này có được cơ quan luật pháp nào cấp phép hay không.

Bà bộ trưởng cũng yêu cầu thông tin về các dữ liệu đặc biệt đã bị thu thập và 'những nghi ngờ cụ thể' dẫn tới việc thu thập dữ liệu nêu trên.

"Tôi cảm thấy rằng các vấn đề này nên được nêu ra trong các cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh châu Âu, và nên được thảo luận trong bối cảnh các cuộc thảo luận hiện nay về quy định bảo vệ dữ liệu của EU" - bà Leutheusser-Schnarrenberger viết trong thư.

Động thái của chính phủ Đức nhằm thể hiện rõ sự khó chịu đối với chương trình GCHQ là lần đầu tiên Anh bị yêu cầu phải công khai thanh minh về hoạt động theo dõi trên diện rộng của mình.

Văn phòng Bộ Nội vụ Anh nói rằng họ không bình luận gì về 'thư từ cá nhân', còn Bộ Tư pháp nói rằng họ sẽ đáp trả bức thư theo đúng trình tự.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague lại coi nhẹ các lời chỉ trích. Ông nói rằng Anh tự hào trong quan hệ chia sẻ thông tin tình báo 'thiết yếu' với Mỹ.

Tuy nhiên, những lời chỉ trích về việc này càng gia tăng. Một thành viên cấp cao của đảng Bảo thủ Anh cảnh báo các cơ quan tình báo nước này đã 'vi phạm' quyền của công chúng nếu như họ cung cấp thông tin cá nhân cho Mỹ mà không có các kiểm chứng pháp lý phù hợp.

Lê Thu (theo Guardian)