Cách đây hơn 2 năm,
một chuyên gia IAEA đã cảnh báo Nhật Bản rằng một trận động đất mạnh có thể gây
ra "một vấn đề nghiêm trọng" đối với các nhà máy điện hạt nhân của nước này.
Báo Anh Telegraph cho biết, thông tin nói trên được trang mạng chuyên
cung cấp thông tin rò rỉ WikiLeaks trích dẫn từ một điện tín ngoại giao của đại
sứ quán Mỹ tại Nhật hồi tháng 12/2008.
Do lo sợ nhiễm xạ, hàng nghìn
người Nhật đã đến các trung tâm y tế để kiểm tra. (Ảnh: Mail)
Theo
bức điện, một chuyên gia không nêu tên thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc
tế (IAEA) đã bày tỏ sự quan ngại rằng các lò phản ứng của Nhật chỉ được thiết kế
để chịu đựng các dư chấn 7 độ Richter. Quan chức này đã nói tại một cuộc họp của
Nhóm An ninh và An toàn hạt nhân thuộc G8 ở Tokyo năm 2008 rằng các chỉ dẫn an
toàn của Nhật đã lỗi thời.
"Ông ấy (quan chức IAEA) giải thích rằng các
chỉ dẫn an toàn về an toàn động đất chỉ được đánh giá lại 3 lần trong vòng 35
năm qua và rằng IAEA giờ đang xem xét lại những chỉ dẫn này", bức điện viết.
Do lo sợ nhiễm xạ, hàng nghìn người Nhật đã đến các trung tâm y tế để kiểm tra. (Ảnh: Mail) |
Chính phủ Nhật đã phản ứng bằng cách xây dựng một
trung tâm phản ứng khẩn cấp ở tổ hợp Fukushima song nhà máy vẫn chỉ được thiết
kế trụ vững trước một trận động đất 7 độ Richter.
Một điện tín khác
được gửi hồi tháng 3/2006 cho thấy, chính phủ Nhật đã chống đối một lệnh của tòa
án yêu cầu đóng cửa một nhà máy ở phía tây nước này do những nghi ngờ quanh sức
chịu đựng trước động đất của nó.
Tòa án ra phán quyết rằng có khả năng
người dân địa phương sẽ bị nhiễm xạ nếu như xảy ra một sự cố tại nhà máy. Tuy
nhiên, theo bức điện, Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản tin chắc
lò phản ứng "an toàn" và rằng "mọi phân tích an toàn đều đã được thực hiện một
cách thích hợp".
Chính phủ Nhật Bản cũng đã lật ngược thành công một
phán quyết năm 2009.
Một điện tín nữa còn chỉ ra những mối quan ngại
liên quan đến an ninh hạt nhân trong quá trình xử lý nhiên liệu tại các nhà máy
hạt nhân thế hệ mới của Nhật Bản.
Trong khi đó, một số bức điện ngoại giao còn tiết lộ
việc Taro Kono - một quan chức cấp cao Hạ viện Nhật - nói với các nhà ngoại giao
Mỹ hồi tháng 10/2008 rằng chính phủ nước ông "đang che đậy" các vụ tai nạn hạt
nhân.
Những tiết lộ mới trên - được tung ra giữa thời điểm Nhật Bản
đang chật vật xử lý khủng hoảng tại tổ hợp hạt nhân Fukushima - nhiều khả năng
sẽ càng tăng thêm áp lực lên Thủ tướng Naoto Kan, người đã hứng chịu sẵn chỉ
trích về phản ứng trước thảm họa. Chính phủ của ông Kan được cảnh báo chỉ còn 48
giờ nữa để đảo chiều khủng hoảng, nếu không sẽ phải đối mặt với một vụ Chernobyl
thứ hai.
Thanh Hảo (Theo Telegraph)