Lãnh đạo lâm thời Ai Cập vừa đặt ra một khung thời gian bầu cử để đưa đất nước lớn nhất thế giới Ảrập này ra khỏi khủng hoảng.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

{keywords}
Biểu tình ủng hộ Mohammed Morsi ở Cairo ngày 8/7. (Ảnh: Reuters)

Biểu tình bạo lực ở Ai Cập nổ ra sau khi việc quân đội phế truất Tổng thống Hồi giáo Mohammed Morsi hồi tuần trước.

Một sắc lệnh do Tổng thống Adly Mansour ban hành đã yêu cầu quốc hội trong 6 tháng tới phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu kín, và một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra sau đó. Tuy nhiên, sắc lệnh này bị chỉ trích là lặp lại nhiều sai sót của kế hoạch chuyển giao năm 2011 vốn đã góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện nay. Sự cần thiết phải có bước đột phá chính trị là rất cấp bách.

{keywords}
Binh lính chuẩn bị trước khi đụng độ với người biểu tình ủng hộ Morsi. (Ảnh: Reuters

Ít nhất 51 người đã thiệt mạng ngày 8/7 khi quân đội khai hỏa vào những người ủng hộ Morsi đóng trại bên ngoài rào chắn của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa tại thủ đô Cairo, nơi ông Morsi được tin là đang bị giam lỏng. Quân đội Ai Cập cho biết họ đã phải nổ súng để đáp trả một cuộc tấn công của những kẻ có vũ trang.

Kể từ ngày 5/7, các cuộc đụng độ giữa hai phe ủng hộ và phản đối Mosri đã lan khắp đất nước. Ngoài số người chết có tổng cộng 435 người bị thương tính đến nay.

{keywords}
Những gì diễn ra tại Ai Cập đang đẩy nước này lún sâu thêm vào khủng hoảng. (Ảnh: Reuters)

Phong trào Tình Anh em Hồi giáo ủng hộ ông Morsi kêu gọi thêm các cuộc biểu tình vào hôm nay (9/7), làm tăng nguy cơ thêm bạo lực ở Ai Cập mặc dù một tổ chức đại diện cho những người phản đối vị Tổng thống bị lật đổ cho biết họ sẽ không biểu tình nữa.

Bạo lực đã nhấn chìm Ai Cập, nước vốn đã quá mệt mỏi với cuộc hỗn loạn bắt đầu từ 2 năm rưỡi trước bằng việc việc Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ. Nó cũng làm dấy lên hồi chuông báo động đối với các nước bảo trợ chính của quốc gia này như Mỹ, Liên minh châu Âu và cả Israel.

{keywords}
Đối với nhiều người thì việc lật đổ Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập là một bước tụt lùi cay đắng. (Ảnh: Reuters)

Hàng triệu người đã đổ ra đường từ ngày 30/6 để đòi Morsi từ chức vì quan ngại ông đang sắp đặt đưa đất nước vào một sự tiếp quản Hồi giáo - một cáo buộc mà Tình Anh em Hồi giáo mạnh mẽ bác bỏ.

Nhưng với nhiều người Hồi giáo, việc lật đổ Tổng thống dân bầu đầu tiên của Ai Cập là một sự đảo lộn cay đắng, gây tâm lý lo sợ về sự hồi sinh của nạn đàn áp mà họ phải chịu đựng nhiều thập niên qua dưới quyền các nhà lãnh đạo như Mubarak.

Thanh Hảo
(Tổng hợp)