Trong lúc Tổng thống Obama tìm các lôi kéo sự ủng hộ để tiến hành không kích Syria, ông đã hỏi nhiều người về ý kiến của họ đối với hành động này. Pháp cùng phe với ông, nhưng Đức và Anh thì không.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Cuộc sống người dân Syria đã bị đảo lộn vì nội chiến suốt 2 năm nay.

Vậy còn những người dân Syria? Họ sẽ phải nói gì?

"Người dân Syria đã nói rất nhiều, nhưng không ai lắng nghe cả" - một người phụ nữ ở thủ đô Damascus nói.

"Người dân Syria cảm thấy rằng ai cũng hưởng lợi từ chính nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng".

Tờ Global Post đã nói với người dân Syria về cuộc không kích mà Mỹ có thể sẽ tiến hành. Dưới đây là những gì họ nói.

Abdul Aziz - nhân viên ngân hàng- nói rằng mọi người mà anh biết ở Damascus đều bị chia rẽ về khả năng Mỹ tiến hành một chiến dịch chống lại lãnh đạo của họ.

"Tất nhiên tôi không ủng hộ [can thiệp quân sự]" - Aziz nói thêm rằng những người ủng hộ việc can thiệp không thảo luận về quan điểm của họ một cách công khai trong thành phố. "Bởi vì tôi coi chính quyền Mỹ là kẻ thù của đất nước tôi".

Rama Tarabishi - một nhân viên tại công ty công nghiệp ở ngoại ô Damascus - nói rằng ban đầu cô không tin rằng các quốc gia phương Tây thật sự lên kế hoạch không kích Syria.

"Rõ ràng là mọi việc đang trở nên xấu đi một cách trầm trọng" - Tarabishi nói. Cô 'không biết làm thế nào để nói cho rõ cảm xúc của mình thành lời', nhưng Tarabishi chia sẻ: "tất cả những gì tôi có thể nói là tôi cảm thấy lo lắng và thất vọng. Tôi có cảm giác như là kịch bản Iraq đang lặp lại".

Sari Akminas - nhà báo - nói rằng anh sẽ không bỏ trốn khi bị không kích. "Tâm trạng ở Damascus đang mạnh mẽ cao độ. Nếu như bạn yêu đất nước mình, hãy ở lại và tham gia tái thiết".

Talal Atrache ở tỉnh Suweida, phía nam Syria: "Bất kỳ cuộc không kích nào nhằm vào quân đội đều khiến những kẻ thánh chiến mạnh thêm. Tôi tin rằng chúng ta đang chứng kiến sự diệt vong của đất nước và một xã hội chỉ vì mâu thuẫn lợi ích chính trị, chiến lược và kinh tế".

Abdullah Omar - một người dân Syria sống ở thị trấn Atmeh, gần Thổ Nhĩ Kỳ, thị trấn này do phe nổi dậy chiếm đóng. Omar nói rằng đa phần người dân ở đây đều ủng hộ Mỹ không kích.

"Họ nghĩ rằng điều này sẽ giúp phe đối lập giành ưu thế trước chính quyền. Nhưng tôi lại nghĩ là không thể. Người dân Syria sẽ vẫn phải chịu đựng từ chính quyền hoặc là những người cực đoan" - Omar nói.

"Phản ứng của thế giới là quá muộn. Kể cả bây giờ, họ tìm cách trì hoãn các cuộc không kích. Đó gần như là một thông điệp gửi đi cho ông Bashar rằng ông ta vẫn còn bốn ngày để làm điều mình muốn".

Muhamad Raslan - một tay súng của Quân đội Syria Tự do (FSA)- nói rằng các cuộc không kích bằng tên lửa của Mỹ có thể là quá ít và gần như quá muộn, nhưng ông và các đồng đội vẫn rất hoan nghênh.

"Mặc dù đã quá muộn để Mỹ can thiệp, nhưng điều đó vẫn rất có ích với chúng tôi" - ông Raslan nói khi đang ở Tỉnh Idlib. "Nhưng nói công bằng thì ở Syria chúng tôi không cần ai chiến đấu cho mình. Chúng tôi chỉ cần súng ống và đạn dược".

Basel Almasri - một người từng đứng về phe nổi dậy - giờ nói rằng ranh giới đã bị xóa nhòa.

"Bây giờ thì đây là cuộc chiến giữa những người cực đoan và nhà độc tài" - Almasari nói và bình luận rằng can thiệp quốc tế bây giờ trở thành 'giải pháp duy nhất'.

Chỉ huy Fadi - một sĩ quan trong Lữ đoàn abhat al-Umma al-Islamiya, đơn vị nổi dậy Hồi giáo hoạt động trong và quanh Aleppo - nói rằng ông có hai ý nghĩ.

"Nó vừa tốt và vừa không tốt, bởi vì không kích không tiêu diệt chính quyền Syria".

Omar al-Homsi - một sĩ quan khác trong FSA tham gia các chiến dịch đặc biệt, đóng ở Yabroud, một thành phố gần biên giới Li Băng - nói: "Tôi không đặt nhiều hy vọng cho cuộc không kích này. Nó chẳng làm được gì - chẳng thay đổi được gì".

Lê Thu (theo Global Post)