Chuyến công du Trung Á gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ là chuyến thăm cấp nhà nước bình thường mà nó là chuyến đi thắng lợi khắp khu vực. Trung Quốc đã đánh bại Nga trong cuộc đấu nước nào có ưu thế hơn ở Trung Á.


{keywords}

Đó là cuộc chiến lớn đã diễn ra trong hai thập niên và kết quả được quyết định bằng sai lầm trong chiến lược của Nga và sự tài tình trong chiến lược của Trung Quốc.

Chưa đầy một thập niên trước đây, khi các nước Trung Á mới độc lập tập trung lực vào dầu và khí, Nga vẫn có ảnh hưởng lớn đối với cơ sở hạ tầng năng lượng và thị trường ở khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay, khi các khu mỏ mới bắt đầu đi vào hoạt động, các đường ống dẫn lại hướng sang phía đông - Trung Quốc. Để nhấn mạnh điều này, khi Chủ tịch Tập Cận Bình công du Trung Á, ông đã thảo luận về nhiều hợp đồng năng lượng, cam kết đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực này. Rõ ràng, chuyến công du này cho thấy Trung Quốc là siêu cường kinh tế mới ở khu vực.

Trong thời kỳ Xô viết, các nhà lập pháp Trung Quốc hầu như ngó lơ khu vực rộng lớn, 4 triệu km vuông trải dài từ biển Caspian tới Mông Cô, gọi khái quát là Trung Á. Thậm chí là khi Liên Xô sụp đổ, người Trung Quốc vẫn tiếp tục không để ý tới khu vực này.

Thái độ ngó lơ này xuất phát từ việc Bắc Kinh có rất ít chuyên gia hiểu biết về Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, 5 quốc gia đã rời khỏi Liên Xô. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc biết rằng 5 quốc gia mới độc lập ở Trung Á đều là theo đạo Hồi, tất cả đều còn khá nghèo dù sở hữu một tài nguyên năng lượng đáng kể và chính phủ các nước này đều kiểm soát lãnh thổ khá lỏng lẻo.

Bắc Kinh lo sợ rằng các nước cộng hòa Trung Á sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho lực lượng Hồi giáo chính thống phát triển, đe dọa tỉnh Tân Cương của nước này.

Mãi tới năm 1997, thỏa thuận khai thác các mỏ dầu và khí ở Kazakhstan, nước cộng hòa lớn nhất ở Trung Á, của Trung Quốc mới được ký kết. Và mãi tới năm 2000, Trung Quốc mới bắt đầu đầu tư vào Trung Á. Và kể từ đó, Trung Quốc đã bù đắp cho thời gian đã mất, kim ngạch thương mại của Trung Quốc đã tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2000 lên tới 30 tỷ USD vào năm 2010.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của 4 trong số 5 nước trong vùng (ngoại trừ Uzbekistan). Trong chuyến công du vừa qua của ông Tập Cận Bình, truyền thông quốc gia Trung Quốc cho biết, khối lượng giao dịch thương mại của Trung Quốc với Trung Á đã lên tới 46 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 100 lần kể từ khi nước này độc lập khỏi Liên Xô cách đây hai thập niên. Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc rõ ràng và mặc dù Nga vẫn kiểm soát phần lớn việc xuất khẩu năng lượng ở Trung Á nhưng ảnh hưởng thương mại đối với khu vực này đã giảm, Nga giờ không hơn một điểm đến của hàng triệu lao động di cư.

Trong nhiều năm liền, Nga coi Trung Á như một đặc khu, mua dầu và khí ở đây với giá thấp hơn giá thị trường thông qua các đường ống dẫn có từ thời Xô viết trong khi bán ra với giá cao. Việc này đã khiến Kazakhstan và Turkmenistan, cả hai nước có nguồn dự trứ năng lượng dồi dào, rơi vào tay Trung Quốc.

Khi đề cập tới vấn đề an ninh ở Trung Á, về mặt công khai, Trung Quốc hiện vẫn phục tùng Nga. Cả hai nước thận trọng quan sát NATO rút quân khỏi Afghanistan. Mối lo chính của Trung Quốc xuất phát từ đe dọa do lực lượng ly khai Uighur và những người ủng hộ lực lượng này ở Trung Á. Tuy nhiên, trong lĩnh vực an ninh, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực cũng lớn dần.

  • Lê Nguyễn (Theo StraitsTimes, Economist)