Mặc áo khoác phẫu thuật màu xanh và đội mũ, chủ một cửa hàng ăn ở Anh Rekha Patel nâng niu con gái mới sinh tại bệnh viện tư Akanksha ở tây bắc Ấn Độ trong khi chồng cô là Daniel mỉm cười ấm áp.


{keywords}

"Tôi không thể tin cuối cùng chúng tôi cũng có con của chính mình", Patel, 42 tuổi nói trong khi mắt vẫn dán chặt vào bé gái Gabrielle mới 5 ngày tuổi. "Chúng tôi rất biết ơn người đã mang thai hộ, vốn mang bầu và giữ cho cô con gái bé nhỏ của chúng tôi được khỏe mạnh. Cô ấy đã trao 9 tháng trong cuộc đời mình để giúp chúng tôi có một đứa con".

Đó là một quảng cáo hoàn hảo cho ngành đẻ thuê đang bùng nổ ở Ấn Độ, nơi hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh - phần lớn từ nước ngoài đến, tới đây để thuê tử cung của phụ nữ địa phương mang phôi của họ cho tới khi sinh.

{keywords} 

Tuy nhiên, một cuộc tranh luận về việc ngành dịch vụ chưa được kiểm soát này có lợi dụng phụ nữ nghèo không, đã khiến nhà chức trách phải vạch ra một luật nhằm làm cho người nước ngoài gặp khó khăn hơn trong việc nhờ người mang thai hộ ở Ấn Độ.

"Cần thiết phải chỉnh đốn ngành này", bác sĩ Sudhir Ajja ở Surrogacy India - ngân hàng sinh sản đóng tại Mumbai, nơi đã tạo ra 295 đứa trẻ ra đời bằng phương pháp mang thai hộ kể từ khi mở cửa vào năm 1997, nói. Tại Surrogacy India, trong số 295 đứa trẻ trên, có 90% là con của khách hàng nước ngoài và 40% của các cặp đôi đồng giới.

{keywords} 

Tuy nhiên, nếu luật mới siết chặt các quy định thì rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng tới ngành này cũng như tới các cặp đôi hiếm muộn tới từ ngoại quốc.

Đẻ thuê mang tính thương mại ở Ấn Độ bắt đầu diễn ra vào năm 2002. Ấn Độ là một trong vài nước, gồm cả Grudia, Nga, Thái lan và Ukraine cũng như vài bang của Mỹ, nơi phụ nữ được trả tiền để mang thai hộ con người khác thông qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi.

Công nghệ có chi phí thấp, bác sĩ lành nghề, tình trạng quan liêu không đáng kể và một nguồn cung cấp người mang thai hộ dồi dào đã khiến Ấn Độ trở thành địa điểm được ưa thích với du lịch sinh sản, thu hút công dân các nước tới từ Anh, Mỹ, Australia và Nhật tới.

{keywords} 

Không có số liệu thống kê chính thức cho thấy quy mô công nghiệp đẻ thuê ở Ấn Độ lớn như thế nào. Theo kết quả một nghiên cứu được LHQ hậu thuẫn, công bố vào tháng 7/2012, ngành đẻ thuê ở Ấn Độ có doanh thu hơn 400 triệu USD/năm, với hơn 3.000 bệnh viện sản ở khắp Ấn Độ.

Phòng khám Akanksha ở Anand nổi tiếng nhất cả ở trong lẫn ngoài nước, và làm cho thành phố nhỏ ở bang Gujarat trở nên nổi tiếng với tên gọi "thủ phủ đẻ thuê ở Ấn Độ.

Để có một đứa con, cặp đôi như Rekha và Daniel phải trả trung bình từ 25.000 tới 30.000 USD, chỉ bằng một phần chi phí ở Mỹ. Người mang thai hộ nhận được 6.500 USD.

Với Naina Patel, người mang thai bé Gabrielle, số tiền cô nhận được là khá lớn. Người vợ của tài xế xe tay có 3 con gái nói, cô phải sống trong một khách sạn suốt 9 tháng cùng 60 người mang thai hộ khác để được giám sát sức khỏe.

  • Hoài Linh (Theo DailyMail, Reuters)