Ấn Độ gần đây đã đặt hàng 235 thêm chiếc xe tăng T-90 của Nga. Những chiếc xe tăng được Nga thiết kế và sản xuất tại Ấn Độ (sử dụng các thành phần được chế tạo ở Nga và Ấn Độ) theo bản quyền công nghệ.

{keywords} 

Mỗi chiếc xe tăng trị giá 4,9 triệu USD. Ấn Độ muốn có khoảng 1.400 chiếc T-90 vào cuối thập kỷ này.

Chiếc T-90 được đưa vào phục vụ năm 1993, và Ấn Độ là nước sử dụng loại xe tăng này nhiều nhất.

Về cơ bản, T-90 là phiên bản nâng cấp từ chiếc T-72. Ấn Độ đã mua bản quyền và sản xuất khoảng 1.900 chiếc từ những năm 1980.

{keywords} 

T-72 nặng khoảng 41 tấn thì T-90 nặng hơn khoảng 15%.

T-90 có hệ thống kiểm soát khai hỏa tốt hơn, khả năng quan sát vào ban đêm tốt hơn và khoảng trên 1.500m, và các hệ thống phản công điện tử để hạ các tên lửa chống tăng.

{keywords} 

T-90 thì không nhanh nhẹn như T-72 và thực tế là trên chiến trường, T-90 di chuyển chậm hơn chiếc M-1 của Mỹ.

Khẩu súng 125mm của chiếc T-90 về cơ bản cũng tương đương với chiếc T-72.

Tuy nhiên, nếu sử dụng loại đạn dược mạnh hơn, thì T-90 vẫn có khả năng đánh bại các loại tăng hàng đầu như M-1. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà Ấn Độ muốn sẽ phải đối mặt.

{keywords}
 

Đối thủ chính mà họ nghĩ tới là Pakistan, với chủ yếu là các loại xe tăng T-55 từ những năm 1950.

Pakistan cũng có 700 chiếc hoặc loại cũ hơn T-72 nhưng T-90 lại vượt trội hơn hẳn.

{keywords} 

Ấn Độ lên kế hoạch có 21 tiểu đoàn xe tăng (quân đội Ấn Độ gọi là 'trung đoàn' gồm các xe T-90 vào năm 2020. Mỗi tiểu đoàn có 62 chiếc T-90.

Trên thực tế, mỗi tiểu đoàn chỉ có 45 xe tăng có khả năng chiến đấu. 17 chiếc còn lại để phục vụ tập huấn và thay thế.

Lê Thu (theo S.P)