Khoảng 9,3 triệu người ở Syria - tương đương 40% dân số nước này - hiện đang rất cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, quan chức phụ trách nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Valerie Amos, khẳng định.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}

Con số kể trên đã tăng 2,5 triệu từ mức 6,8 triệu người mà Liên Hợp Quốc đưa ra hồi tháng 9.

{keywords}

Cuộc khủng hoảng ở Syria "ngày càng xấu đi nhanh chóng", bà Amos nhận xét trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đề nghị Hội đồng "đặt áp lực chính trị toàn diện lên cả chính quyền và các phe đối lập" ở Syria để đảm bảo sự tiếp cận cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo.

{keywords}

Nữ quan chức này "tiếp tục thúc giục Hội đồng Bảo an giúp đỡ và tác động đến những bên có thể để đảm bảo việc bảo vệ dân thường và các cơ sở dân sự, tạo hành lang an toàn cho các nhân viên y tế và tiếp tế, đồng thời đảm bảo việc phân phát các mặt hàng cứu trợ nhân đạo một cách an toàn và tự do", trích lời phát ngôn viên Amanda Pitt của bà Amos.

{keywords}

Hiện tại, hơn một nửa những người cần viện trợ đang sống ở bên trong Syria. Tháng trước, Hội đồng Bảo an LHQ đã cảnh báo về "sự suy giảm nhanh chóng" tình trạng nhân đạo ở Syria và yêu cầu một sự tiếp cận viện trợ ngay lập tức.

{keywords}

Trong khi đó, các nước láng giềng như Jordan cảnh báo họ không thể đương đầu nổi với dòng người tị nạn tiếp tục ùn ùn kéo qua biên giới từ Syria.

{keywords}

Trong khi đó, đặc sứ Lakhdar Brahimi của Liên đoàn Ảrập và Liên Hợp Quốc sẽ có buổi nói chuyện với các nhà ngoại giao Mỹ và Nga nhằm dọn đường cho một hội nghị hòa bình Syria. Ở Geneva, ông Brahimi cũng sẽ gặp gỡ đại diện từ các nước còn lại thuộc Hội đồng Bảo an và các nước láng giềng của Syria trước hội nghị dự kiến trong tháng này.

{keywords}

Đến nay, chính phủ Syria và các phe nhóm đối lập vẫn chưa nhất trí về cơ cấu của đàm phán chính thức. Phe đối lập yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức trong khi Damascus tuyên bố không nên đặt ra bất cứ điều kiện tiên quyết nào.

{keywords}

LHQ ước tính hơn 2 triệu người Syria đã rời khỏi đất nước họ kể từ khi làn sóng chống Tổng thống Assad nổ ra tháng 3/2011, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ. Hầu hết tìm nơi trú ngụ ở Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Ai Cập.

{keywords}

Cũng theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn 100.000 người đã phải bỏ mạng kể từ khi xung đột bắt đầu ở Syria.

Thanh Hảo (Tổng hợp)