"Giống như một trận sóng thần vừa tấn công nơi đây" - đó là những từ đầu tiên của nhà báo CNN Paula Hancocks khi cô tới Tacloban, thành phố ven biển miền trung Philippines vừa bị cơn cuồng phong Haiyan quét qua.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


{keywords}

Hancocks đã tới Tacloban bằng một máy bay vận tải quân sự ngay sau khi cơn bão quét qua khu vực. Đi cùng cô có nhiều thành viên Chương trình Lương thực Thế giới, Liên Hợp Quốc và các phóng viên địa phương.

{keywords}

Nữ nhà báo của CNN cho hay, thiệt hại tại Tacloban chẳng khác gì do một trận sóng thần gây ra. Khi cả đoàn bay qua khu vực, có rất nhiều nơi ngập nước và bị tàn phá. Mọi thứ có thể nhìn thấy được đều bị hư hại. Hancocks mô tả cô chưa từng chứng kiến thiệt hại lớn như vậy do một trận bão gây ra.

{keywords}

Hiện các nhà chức trách Philippines đang tổ chức các hoạt động cứu trợ và tiếp cận các vùng bị cô lập. Tính đến trưa ngày 9/11 đã có hơn 100 người thiệt mạng song con số này chưa phải là cuối cùng. Thiệt hại từ siêu bão cũng chưa thể tổng kết được.

{keywords}

Ở Tacloban, tất cả các đường dây điện đều bị đứt và sân bay nơi đây bị hư hại nặng. Nhiều tuyến đường bị cô lập hoàn toàn.

Quân đội Philippines và Liên Hợp Quốc hiện đang tìm nơi họ có thể đưa hàng viện trợ tới để người dân có thể đến nhận. Đây là giai đoạn đầu tiên trong các nỗ lực cứu trợ hậu bão Haiyan ở miền trung quốc đảo này.

{keywords}

Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới cho biết các thành viên trong đoàn đã phải bàn bạc để xác định họ có thể làm được gì, nơi họ có thể tiếp cận được những người cần giúp đỡ. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với quân đội Philippines hiện nay.

{keywords}

Thách thức đầu tiên là cung cấp thực phẩm và nước uống cùng nơi trú ẩn cho các nạn nhân.

{keywords}

Philippines thường hứng chịu hơn 20 trận bão mỗi năm song không có trận nào lớn như Haiyan.

Thanh Hảo (Theo CNN)