Nhiều thương gia và nông dân Tacloban, nơi bị bão Haiyan tàn phá nặng nề nhất ở miền trung Philippines, đang chia sẻ những gì họ có với các nạn nhân. Trên một con đường ở Jaro thuộc thị trấn ven biển Palo, hàng nghìn người đứng xếp hàng chờ cứu tế gạo.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


{keywords}

Một trang trại nuôi lợn ở Santa Fe thậm chí còn phân phát cả lợn sống cho người bị nạn.


Từng là một thành phố 220.000 người, Tacloban giờ đây không biết có bao nhiêu dân còn sống sót. Các nhà chức trách ước tính ít nhất 10.000 người đã tử vong song hiện họ mới chỉ thống kê được 2.000 nạn nhân, với 2 trong số đó là người Mỹ.

Liên Hợp Quốc ước tính hơn 11 triệu người bị ảnh hưởng bởi siêu bão Haiyan và khoảng 673.000 người phải di dời ở Philippines.

{keywords}

Một số người sống sót trở nên mất bình tĩnh vì thiếu lương thực, nước uống và chăm sóc y tế. Cảnh sát cùng các sĩ quan quân đội Philippines đang nỗ lực thi hành lệnh giới nghiêm để duy trì trật tự trong bối cảnh có cướp bóc xảy ra và thành phố vẫn chưa có điện trở lại.

Trong khi đó, hoạt động chở đồ cứu trợ cho nạn nhân ở Tacloban đang bị trì hoãn do các máy bay quá lớn để có thể hạ cánh xuống sân bay vùng thảm họa. Theo phóng viên Tim Willcox của BBC đang có mặt ở sân bay quốc tế Cebu, các máy bay cần phải bay từ đây tới Tacloban song hiện đang thiếu các phương tiện đủ nhỏ để hạ cánh xuống đường băng ngắn của Tacloban.

"Một số nơi đã nhận được cứu trợ của chính phủ và có các trung tâm sơ tán, nhưng chúng tôi chẳng có gì cả", Veronica Lucerno, một trong số hàng nghìn người mất nhà, than phiền.

{keywords}

Ở thị trấn ven biển Palo bị bão phá nát, phía nam Tacloban, Noel Onida, 36 tuổi, đang cầu xin sự giúp đỡ trong khi hàng người xếp hàng dài dằng dặc chờ gạo và nước uống.

"Chúng tôi cần thực phẩm và sự giúp đỡ. Chúng tôi cần mọi thứ mà cứu tế của chính phủ chưa thấy đâu. Không giống như những gì Manila tuyên bố trên báo chí", anh nói.

{keywords}

Trong khi phần lớn mọi người tuyệt vọng chờ cứu trợ thì một số khác cố tìm cách thoát khỏi vùng thảm họa. Hàng nghìn người kéo tới sân bay và chạy ra tarmac mỗi khi có máy bay hạ cánh. Họ tràn qua hàng rào thép đã hư hại và một số binh sĩ phải kiểm soát tình hình.

"Chúng tôi cần giúp đỡ nhưng chẳng có gì xảy ra cả". Aristone Balute, một cụ già 81 tuổi không lên được chuyến bay nào ở Tacloban, buồn rầu nói. "Chúng tôi không được ăn gì từ chiều qua đến nay".

{keywords}

Haiyan - một trong những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại - đã càn quét miền trung nước này ngày 8/11. Tổng thống Benigno Aquino cho biết, thương vong có thể nhỏ hơn ước tính ban đầu.

{keywords}

Đã 5 ngày sau khi bão đi qua, nhiều thi thể ở Tacloban bốc mùi hôi thối vẫn nằm dọc những con đường đầy rác. Mọi người bịt mũi mỗi khi đi qua. Thuyền bè nằm chỏng chơ trên bờ biển. Toàn bộ các mái nhà và cây cối bị thổi bay, trùm lên ôtô và xe máy, giữa đủ loại kính vỡ, gỗ gãy và những tảng bê tông.

Thanh Hảo (Tổng hợp)