Trên thế giới hiện nay có nhiều nước đòi hỏi tất cả các nam công dân phải
thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, ở một số quốc gia thì nghĩa vụ này là
không bắt buộc.
TIN BÀI KHÁC:
Hàn Quốc là một trong những nước có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian 21 tháng. Không một ai được miễn trừ dù là người có địa vị cao hay nhân vật của công chúng như diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.
Những người trong độ tuổi nhập ngũ ở Hàn Quốc được chọn thời điểm thực hiện nghĩa vụ.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định rõ, việc tôn trọng lệnh nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ các công dân nam có đủ sức khỏe. Những trường hợp được miễn giảm chủ yếu có vấn đề về sức khỏe, tàn tật, tâm thần, mắc bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lao động.
Những ai đủ tiêu chuẩn mà từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị tù.
Tại Nga, luật pháp bắt buộc nam giới thi hành nghĩa vụ quân sự trong 12 tháng. Sinh viên đại học được miễn nghĩa vụ này nhưng họ có thể được gọi nhập ngũ nếu bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp. Những ai tiếp tục học sau Đại học không phải nhập ngũ. Những ai có nhiều hơn 2 con cũng được hưởng quy định này.
Hiến pháp Thái Lan đòi hỏi các công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự từ độ tuổi 21. Độ tuổi nhỏ nhất có thể đăng ký nhập ngũ là 18 nhưng phải đến trên 21 tuổi mới được tuyển vào.
Thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự ở Thái Lan là khác nhau tùy theo nhóm đối tượng tình nguyện hay nhập ngũ theo lệnh. Những người tình nguyện chỉ phải phục vụ từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục còn những ai nhập ngũ theo lệnh thì phải phục vụ 2 năm.
Singapore bắt buộc tất cả các công dân nam từ 18 tuổi trở lên phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự và thời hạn là khác nhau tùy vào trình độ văn hóa. Những người
được miễn hoặc tạm hoãn phải không đủ điều kiện về sức khỏe hoặc chưa tốt nghiệp
phổ thông.
Singapore bắt buộc tất cả các công dân nam từ 18 tuổi trở lên phải đi nghĩa vụ quân sự.
Những ai chưa được gọi nhập ngũ nhưng có nhu cầu ra nước ngoài học tập thì có thể xin phép hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự cho đến khi học xong. Trong thời gian đó, gia đình họ phải đóng phí bảo đảm quân dịch với các mức ít nhất 75.000 SGD (60.000 USD) và cao nhất là 300.000 SGD (khoảng 240.000 USD). Sau này khi trở về và nhập ngũ thì họ sẽ được hoàn trả tiền, nếu không họ sẽ vừa mất số tiền đã đóng, vừa phải nộp phạt và bị xử tù.
Ở Thụy Sĩ, tất cả các nam thanh niên từ độ tuổi 20 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 3 tuần. Sau 33 tuổi, cứ mỗi 3 năm họ lại phải tập huấn lại.
Ở một số quốc gia, nghĩa vụ quân sự không phải là trách nhiệm bắt buộc đối với người dân.
Ở CH Síp, nam giới ở độ tuổi 18-50 phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong 24 tháng. Những ai từ chối nhập ngũ phải tham gia các lực lượng không vũ trang trong 33 tháng hoặc làm công ích trong 38 tháng.
Ở Đan Mạch, những ai không nhập ngũ có thể phục vụ 6 tháng ở một vị trí phi quân sự như đối phó với hỏa hoạn, lụt lội, ô nhiễm hoặc tham gia công tác cứu trợ ở một nước thuộc thế giới thứ ba.
Ở Hy Lạp, thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự của nam giới trong Bộ binh là 9
tháng, trong Hải quân và Không quân là 12 tháng. Những ai không muốn nhập ngũ có
thể thực hiện các nghĩa vụ dân sự trong vòng 15 tháng.
Thời hạn thi hành nghĩa vụ quân sự ở Hy Lạp là khác nhau tùy từng lực lượng.
Ở Thụy Sĩ, các nam thanh niên có thể chọn phục vụ cộng đồng 390 ngày thay vì thi hành nghĩa vụ quân sự.
Năm 1996, Pháp đã đình chỉ chế độ nghĩa vụ quân sự thời bình trong khi Đức cũng đình chỉ nghĩa vụ quân sự phổ quát với mục đích thành lập quân đội chuyên nghiệp trước ngày 1/7/2011. Người cuối cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước này đã nhập ngũ ngày 1/1/2011.
Bỉ cũng dừng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm 1995 và các lực lượng vũ
trang nước này chỉ bao gồm những người tình nguyện chuyên nghiệp.
Thanh Hảo (Tổng hợp)