Thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima Nhật
Bản sau động đất và sóng thần đã đặt ra câu hỏi về việc sử dụng hạt nhân để sản
xuất điện. Cuộc khủng hoảng đã làm dấy lên sự phản đối gay gắt đối với năng
lượng hạt nhân. Nhiều nước thậm chí đã cân nhắc lại các dự án hạt nhân tương lai
của mình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điện hạt nhân gây tử vong
ít hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác mà con người đang sử dụng.
Có thể nói, nguồn gây ô nhiễm không khí nhiều nhất ở
Mỹ là than, loại nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 54% tổng sản lượng điện của
chúng ta.
Khí thải từ các nhà máy điện than đã phát tán thủy ngân, chì,
thạch tín, khí độc và cả các chất nhiễm xạ vào trong không khí. Thực tế, các nhà
máy điện than có liên quan tới việc rút ngắn cuộc sống khoảng 24.000 người mỗi
năm, nhiều người trong số này bị ung thư phổi và các loại ung thư khác.
Không giống như than, điện hạt nhân không tạo ra chút khí thải nào. Vấn
đề lớn nhất với hạt nhân là xử lý rác thải, vốn có thể mất hàng nghìn năm mới
phân rã thành dạng an toàn. Đến khi đó, rác thải hạt nhân được trữ dưới lòng đất
nhưng vẫn có thể cực kỳ độc hại.
Ngoài rác thải, tình trạng tan chảy
cũng là một mối quan ngại lớn khác, đặc biệt là sau thảm họa ở Fukushima.
Nhưng trên thực tế, để so sánh với con số tử vong mà các nhà máy điện
hạt nhân gây ra thì phải có tới 25 vụ tan chảy hạt nhân như thế. Theo thống kê,
số người chết vì một đơn vị năng lượng than cao gấp 4.000 lần một đơn vị năng
lượng hạt nhân. Lý do là các thảm họa hạt nhân tương đối hiếm và kể từ khi năng
lượng hạt nhân được sử dụng lần đầu năm 1954 chỉ xảy ra ba thảm họa lớn:
Chernobyk, Đảo Ba Dặm (Three-Mile Island) và Fukushima.
Rõ ràng, đối
với sức khỏe con người, điện than nguy hiểm hơn nhiều so với điện hạt nhân.
Nhưng sự thiếu hiểu biết về hạt nhân sẽ khiến con người không còn coi nó là một
nguồn năng lượng an toàn hơn và khả thi hơn.
Do vậy, để tạo ra những
lựa chọn an toàn, các nỗ lực nên được tập trung hơn nữa vào những nguồn năng
lượng sạch như gió và mặt trời.
Thanh Hảo (Theo
Contributor Network)