Vì là người quá cứng nhắc nên xung quanh ông có không ít kẻ thù, cho dù ông đã nhiều lần chống lại nhưng cuối cùng cũng phải chết một cách bí ẩn và không toàn thây.

Hoàng đế Ung Chính nổi tiếng là người cứng nhắc và có nhiều kẻ thù (Ảnh: Sina)

Không thể phủ nhận rằng hoàng đế Ung Chính là một trong những vị Hoàng đế có “bàn tay sắt” trong lịch sử Trung Quốc, thời gian trị vì của ông chỉ kéo dài trong vòng 10 năm ngắn ngủi nhưng ông đã để lại ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc. Vì ông là người quá cứng nhắc nên xung quanh có nhiều kẻ thù, cho dù ông đã nhiều lần chống lại nhưng cuối cùng cũng phải chết một cách bí ẩn và không toàn thây. Vì thế, các nhà sử học sau này chỉ biết căn cứ vào những suy đoán hợp lý để giải thích về cái chết của vị hoàng đế này.

Bí ẩn về xác chết không đầu của Hoàng đế Ung Chính được giải thích theo nhiều cách. Theo một vài quan điểm, Ung Chính bị kẻ thù của mình là Lã Tư Nương giết. Mọi người đều biết rằng thời kỳ Hoàng đế Ung Chính trị vì nổi tiếng với “Toà án dị giáo văn học”, một loạt các văn đã bị xử tử vì lỡ viết 1 hoặc 2 từ liên quan tới triều Thanh trong tác phẩm của mình. Ông nội của Lã Tư Nương là một trong số đó. Cả nhà chỉ có mình Lã Tư Nương khi đó mới 14 tuổi đang chơi ở ngoài may mắn sống sót sau vụ thảm sát vì những tác phẩm của ông nội.

Sau đó, vì muốn báo thù, Lã Tư Nương đã tìm những võ sư nổi tiếng để theo học, sau hơn 10 năm gian khổ, cuối cùng bà cũng trở thành người có võ công xuất sắc. Lã Tư Nương ẩn danh trà trộn vào kinh thành và kết hôn với một người họ Lý. Hai người cưới nhau không lâu, một lần Lã Tư Nương cải trang thành nam giới để đi ra ngoài, đến đêm mới về nhà, chồng bà nhìn thấy trong tay vợ mình cầm 1 cái thủ cấp vẫn còn nguyên máu, hỏi ra mới biết là đầu của hoàng đế. Nghe xong, chồng Lã Tư Nương cảm thấy rất kính phục người vợ dám nghĩ dám làm của mình rồi hai vợ chồng cùng nhau chạy trốn. Ngày hôm sau, Tử Cấm Thành truyền tin Ung Chính đã đột tử, đến khi triều đình tìm kiếm nghi phạm, vợ chồng Lã Tư Nương đã cao chạy xa bay.

Cách suy luận thứ hai cũng gần giống với các suy luận thứ nhất nhưng cách giết Ung Chính của Lã Tư Nương có khác một chút. Có ý kiến cho rằng sau khi Lã Tư Nương tới kinh thành, bà đã dùng mọi cách mua chuộc thái giám trong cung để vào làm một cung nữ. Nhờ vào tài năng và sự xinh đẹp của mình, Lã Tư Nương đã nhanh chóng lấy được lòng Ung Chính. Cuối cùng, trong một đêm hoàng đế ngủ say và không phòng bị, bà đã dùng một con dao để đâm vào đầu hoàng đế. Sau đó, Lã Tư Nương đi khỏi kinh thành, không ai biết bà đã tới đâu.

So với hai cách suy luận trên, giả thiết thứ 3 có màu sắc ly kỳ hơn một chút nhưng độ tin cậy cũng thấp nhất. Những người theo quan điểm này đều cho rằng sau khi cả nhà bị giết chết, Lã Tư Nương đã vào núi sâu luyện võ, 10 năm sau, bà đã trở thành người có võ công điêu luyện. Lợi dụng võ công đã học được, Lã Tư Nương lẻn vào cung điện, giết chết Ung Chính và cắt thủ cấp của ông mang đi.

Quan điểm trên được coi là giống như cốt truyện của một bộ phim võ thuật nhưng độ tin cậy thì cần phải xem xét lại. Theo cách suy luận thứ nhất và thứ ba, Lã Tư Nương đều dựa vào võ công của mình, mặc dù cách thực hiện khác nhau và theo phong tục của triều Thanh, hoàng cung thường được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hoàng thượng bước đâu 1 bước cũng có người đi theo nên võ công của Lã Tư Nương cao tay đến mấy cũng khổng thể hành thích Ung Chính rồi cắt đầu mang theo.

Cách suy luận thứ hai có vẻ đáng tin hơn nhưng vẫn có chút nghi ngờ vì theo quy tắc của nhà Thanh, các ái phí phải được kiểm tra kỹ càng trước khi vào “phục vụ” nhà vua và khả năng Lã Tư Nương lẻn vào phòng ngủ, ra tay giết hoàng đế là rất ít.

Mặc dù cả ba cách suy luận trên đều không đáng tin nhưng lịch sử ghi chép rất ít về cái chết của Ung Chính. Trong cuốn “Đông Hoa ký” chỉ ghi Ung Chính đột tử khi đang ở vườn Viên Minh vào ngày 23 tháng 8 năm 1735 nhưng không nhắc tới thi thể của hoàng đế thế nào.

Có thể nói, sau cái chết bí ẩn của Ung Chính đã có nhiều câu chuyện về xác chết không đầu lưu truyền trong dân gian trong suốt 300 năm qua.

Sầm Hoa (Theo Sina)