Các bản đồ dưới đây thể hiện rõ tình trạng của bán đảo Crưm với các căn cứ
quân đội Ukraina vẫn bị phong tỏa trong vòng kiểm soát của lực lượng nói tiếng Nga.
TIN BÀI LIÊN QUAN
|
Vòng tròn màu đỏ: các địa điểm quan trọng bị chiếm hoặc phong tỏa; Vòng tròn màu xanh: các căn cứ của Nga trước khi khủng hoảng xảy ra |
Ngày 27/2, tòa nhà Quốc hội tại Crưm bị chiếm giữ
Các con đường
Nhóm binh sĩ nói tiếng Nga đã phong tỏa các lối đi từ bản đảo Crưm vào đại lục, khiến cho bán đảo Crưm gần như ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Eo biển Kerch
Các lực lượng nói tiếng Nga đáp phà và trực thăng qua eo biển Kerch. Sau đó, họ nắm quyền kiểm soát lối vào bến phà.
Belbek
Lực lượng này nắm quyền kiểm soát căn cứ không quân chính của Ukraina tại Crưm. Quân đội Ukraina không thể bay vào, và cũng không thể sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29.
Gvardeyskoye
Nga điều quân tới căn cứ không quân vốn đã nằm trong quyền kiểm soát của Moscow. Lực lượng này bổ sung tại Crưm và theo một thỏa thuận trước đó giữa Nga và Ukraina, theo đó, Nga được phép đồn trú 25.000 binh sĩ tại Crưm.
Sevastopol
Các tàu hải quân Nga án ngữ tại cảng biển. Nga thuê một phần cảng biển để Hạm đội Biển Đen neo đậu tại đây.
Căn cứ hải quân Nga tại Crưm
|
Các khu vực có thể quan sát thấy tàu chiến của Hạm đội Biển Đen |
Sevastopol là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga từ năm 1783. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga thuê một phần của cảng này của Ukraina để tiếp tục sử dụng căn cứ này. Hải quân Ukraina cũng sử dụng vịnh này để đóng quân.
Một phân tích của tạp chí quốc phòng HIS Jane’s dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh hôm 3/3/2014 cho thấy vị trí của một số tàu chiến Nga.
Phong tỏa?
Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Tàu chỉ huy của Ukraina, tàu lai dắt của Ukraina, tàu khu trục nhỏ Ukraina, hai tàu lai dắt của Nga, tàu dò ngư lôi của Nga. |
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ba tàu hải quân Nga dường như đang chặn ba tàu hải quân Ukraina rời cảng. Tàu lớn nhất của Ukraina trước đó là một tàu ngiên cứu, sau đó được chuyển thành tàu chỉ huy.
Các chiến hạm Nga
Từ trái qua phải: Tàu khu trục Smetlivy có trang bị tên lửa dẫn đường, tàu tuần dương có trang bị tên lửa dẫn đường Kerch đóng tại Vịnh Sevastopol. |
Hai chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường của Nga đóng tại phía bắc của cảng.
Tàu đệm không khí đổ bộ
Một trong hai tàu đệm không khí của Hạm đội Biển Đen là Samum (trong ảnh) đóng tại Crưm. |
Tàu đệm thứ hai không thấy trên hình ảnh vệ tinh. Hai tàu đệm đổ bộ này được sử dụng như tàu chiến đấu và trang bị tên lửa.
Thực lực quân đội Ukraina và Nga
Bố trí căn cứ hải quân (ảnh trên), không quân (ảnh dưới, bên trái) và quân đội (ảnh dưới, bên phải) của Nga và Ukraina tại Crưm. Màu cam: lực lượng Ukraina; Màu xanh: lực lượng Nga |
Đường ống dẫn dầu
Đường ống dẫn dầu của Nga sang châu Âu đi qua Ukraina |
Khoảng 53% sản lượng khí đốt xuất khẩu của Nga qua châu Âu đi qua đường ống dẫn của Ukraina. Ngược lại, 40% lượng khí đốt của châu Âu nhập khẩu từ Nga.
Theo một nhà phân tích về khí đốt của Đông Âu là Mikhail Korchemkin, các đường ống quan trọng nhất chạy qua Ukraina là đường ống đẫn tới Solvakia, vì đường ống này sẽ đưa khí đốt tới Đức, Áo và Italy.
Lê Thu (theo New York Times)