Trong hơn hai tuần, nhiều vệ tinh, máy bay và tàu bè đã được triển khai để lùng sục những khu vực rộng lớn trên biển, nhằm tìm manh mối liên quan tới chiếc máy bay mất tích chở 239 người của hãng hàng không Malaysia.


Hãng tin CNN điểm danh các công nghệ, máy móc được huy động để tìm kiếm máy bay mất tích:

{keywords}

Các vệ tinh

Trung Quốc đã triển khai vệ tinh để tìm kiếm máy bay mất tích ngay từ giai đoạn đầu, gồm cả vệ tinh quan sát trái đất có độ phân giải cao Gaofen-1, chuyên trách cung cấp các hình ảnh mới nhất về những vật thể trôi nổi ở nam Ấn Độ Dương.

Việc tìm kiếm ở hàng lang bay phía nam xuất phát từ hình ảnh chụp từ vệ tinh thương mại của Australia.

NASA cũng triển khai các vệ tinh ở ngoài không gian, để tham gia cuộc tìm kiếm như vệ tinh quan sát trái đất 1 (EO-1) và máy quay điều khiển từ xa ISERV trên trạm vũ trụ quốc tế để có hình ảnh về khu vực có thể là nơi xảy ra tai nạn. Độ phân giải của những bức ảnh có thể dùng để nhận diện vật thể là 30m hoặc lớn hơn.

Máy bay

Những máy bay trinh sát của Australia, New Zealand, Mỹ và Trung Quốc đều được triển khai để tìm kiếm mảnh vỡ của máy bay.

P-3 Orion

Vào những năm 1960, máy bay P-3 Orion được xem như một phương tiện chuyên dùng để săn lùng tàu ngầm. Cho tới giờ, nó vẫn là chỗ dựa chính của nhiều lực lượng không quân. Một loạt phiên bản được nâng cấp từ P-3 Orion cũng tham gia tìm kiếm máy bay mất tích, gồm P-3C (Hải quân Mỹ) AP-3C Orion (Không lực Hoàng gia Australia), P-3K2 Orion (Không lực Hoàng gia New Zealand) và P-3J Orion (Lực lượng Phòng vệ biển Nhật).

Máy bay P-3 có thể bay xa, hoạt động trên không tới 16 tiếng, là lựa chọn hoàn hảo cho các vụ tìm kiếm. Bộ cảm biến tinh vi trên máy bay có thể phát hiện âm thanh ở dưới mặt nước 304m, trong khi nó có thể bay chỉ cách mặt nước 60m.

P-8A Poseidon

Mới được bổ sung vào kho vũ khí của hải quân Mỹ, P-8A của Boeing là loại máy bay thời chiến chống tàu ngầm hiện đại nhất. Nó dự kiến sẽ thay thế P-3 Orion trong biên chế hải quân Mỹ.

Poseidon có thể đạt tới độ cao 12.496m và bao quát hơn 1.200 dặm biển trong 4 tiếng, hải quân Mỹ cho hay. Trong cuộc tìm kiếm MH370, P-8 thường bay ở độ cao 5.000 feet (1.524m), chúi xuống thấp 1.000 feet để nhìn rõ hơn vật thể.

{keywords}

Ilyushin Il-76

Không quân Trung Quốc đã điều hai máy bay Il-76 do Nga sản xuất để tham gia cuộc tìm kiếm. Il-76 có 4 động cơ, tầm trung, có thể làm máy bay chở hàng, có khả năng chở vật nặng.

II-76 cũng có hệ thống phát chuyển trên không để thả hàng và các thiết bị trong khi đang bay, rất tiện dụng nếu phát hiện ra địa điểm máy bay rơi.

Tàu bè và các thiết bị

Một tàu phá băng của Trung Quốc, từng tham gia cứu một tàu nghiên cứu Nga mắc kẹt ở Nam Cực hồi đầu năm nay, đã đổi hướng về nơi phát hiện vật thể nghi liên quan tới máy bay mất tích ở nam Ấn Độ Dương.

Hải quân Hoàng gia Anh cũng phái tàu khảo sát HMS Echo tham gia tìm kiếm. Được hạ thủy năm 2002, Echo được thiết kế để thực hiện một loạt việc khảo sát, gồm cả hỗ trợ tàu ngầm và các chiến dịch lưỡng cư.

Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cũng là nhân tố đắc lực trong vụ tìm kiếm máy bay mất tích. Hạm đội này triển khai tàu, máy bay và cung cấp nhiều thông tin kỹ thuật. Ngoài chiến dịch trên không, hạm đội này còn triển khai các tàu có thiết bị tìm kiếm tinh vi.

Để đề phòng trường hợp xác định được mảnh vỡ máy bay, hạm đội này còn chuyển thiết bị xác định hộp đen TPL-25 tới khu vực, chỉ huy William J. Marks, phát ngôn viên của hạm đội cho hay.

Theo quan chức này, TPL-25 có thể xác định hộp đen của các máy bay hải quân và thương mại ở độ sâu tối đa 6.096m ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

  • Hoài Linh