Khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tiếp đón ông Tập Cận Bình tới Brussels hôm nay (31/3), đây sẽ là lần đầu tiên một vị chủ tịch Trung Quốc thăm trụ sở của Liên minh châu Âu.

TIN BÀI KHÁC:

Tuy nhiên, chuyến thăm này không phải về chuyện tạo nên lịch sử mà về việc hoàn tất các thỏa thuận làm ăn với các hãng châu Âu. Đi cùng Chủ tịch Trung Quốc có hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp trong nước, với một số vị đã ký các thỏa thuận nhiều tỷ đôla mua máy bay và xe hơi.

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm 3 ngày tới Brussels. Ông là lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc tới trụ sở EU.

Mục đích cuối cùng của Trung Quốc trong sự kiện này là đạt được một thỏa thuận thương mại trên diện rộng với châu Âu. Đổi lại, châu Âu hy vọng sẽ thuyết phục được Bắc Kinh mở rộng thị trường cho người nước ngoài và thu hút thêm đầu tư trực tiếp.

Vòng thương lượng đầu tiên giữa hai bên diễn ra hồi tháng 1 song lần này Trung Quốc dường như còn muốn thúc đẩy đàm phán xa hơn nữa. Trước khi lên đường thăm châu Âu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trước Quốc hội rằng ông hy vọng sẽ "đẩy mạnh đàm phán hướng tới thỏa thuận đầu tư".

Vậy hai bên muốn gì từ thỏa thuận này? Hãng tin CNN đã vạch ra một số điểm chính sau:

Cân bằng thương mại

Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Châu Âu, mỗi năm, Trung Quốc và EU trao đổi một lượng hàng hóa trị giá hơn 588,6 tỷ USD - tức 1,6 tỷ USD mỗi ngày. Mặc dù vậy, lượng bán của châu Âu sang Trung Quốc ít hơn nhiều so với lượng mua. Năm ngoái, thâm hụt thương mại của EU với đất nước đông dân nhất thế giới là 180 tỷ USD.

Các nhà đầu tư châu Âu cũng đang muốn khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng đông ở Trung Quốc và xuất khẩu nhiều hơn nữa sang quốc gia châu Á này.

"Mỗi năm, 20 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc vượt qua ngưỡng thu nhập 13.500 USD, ngưỡng mà các gia đình trung lưu đủ khả năng mua các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ chủ chốt, chẳng hạn như xe hơi", Ban Thương mại của Ủy ban châu Âu cho biết. Để đạt được mục tiêu này, EU đang muốn giảm bớt quy định ở thị trường Trung Quốc.

Thêm đầu tư trực tiếp

Mặc dù tổng trao đổi thương mại lớn, đầu tư trực tiếp song phương vẫn tương đối thấp, với chỉ hơn 2% đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Trung Quốc, theo Ủy ban châu Âu.

Trong nhiều năm, các công ty châu Âu đã tìm cách hưởng lợi từ giá nhân công rẻ bằng cách xây dựng nhà máy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, xu hướng đó nay đang đảo chiều. Giới đầu tư Trung Quốc đang để mắt đến Đông Âu và Địa Trung Hải, nơi khủng hoảng khu vực đồng Euro đã làm giảm đáng kể chi phí lao động và tạo ra cơn khát đầu tư nước ngoài.

Mới đây, Trung Quốc đã công bố một kế hoạch tham vọng nhằm đầu tư 100 tỷ USD/năm vào thị trường Đông Âu đến năm 2015. Nước này đã mở nhà máy đầu tiên - một dây chuyền lắp ráp Great Wall Motor - ở Bulgaria năm 2012, cho phép hãng ôtô Trung Quốc tiếp cận miễn thuế vào thị trường châu Âu.

Theo nhận định của giới chuyên gia, tiền của Trung Quốc sẽ giúp châu Âu thoát khỏi suy thoái kinh tế. Ví dụ điển hình là cảng Piraeus. Mặc dù kinh tế Hy Lạp bị khủng hoảng tài chính toàn cầu tàn phá nặng nề nhưng cảng do Trung Quốc vận hành này vẫn hoạt động sôi nổi và đang trở thành một trong những trung tâm hàng hải chính của châu Âu.

Giá công bằng

Quan hệ thương mại của châu Âu với Trung Quốc đã lùi nhiều bước do những cáo buộc năm ngoái.

EU cố gắng nhắm đến các hãng năng lượng mặt trời của Trung Quốc bằng cách đánh thuế nhập cao hơn, cáo buộc Trung Quốc bán hạ giá các tấm năng lượng này. Đáp trả, Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với rượu xuất khẩu từ châu Âu.

Dỡ bỏ các hàng rào ở TQ

EU cho biết, Trung Quốc vẫn áp đặt quá nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ không thể tiếp cận các lĩnh vực mà Trung Quốc cho là chiến lược, trong đó có giao thông, viễn thông và y tế.

Michał Król thuộc tổ chức tư vấn đầu tư Eu ECIPE cho rằng, phần này là then chốt của một thỏa thuận thương mại tiềm năng. "Đó là một nỗ lực nhằm thiết lập các mối quan hệ thị trường cân xứng - có nghĩa là các hãng châu Âu và Trung Quốc cần được quyền tiếp cận tương đương vào thị trường của nhau".

Trao đổi thương mại EU - TQ

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU, chỉ đứng sau Mỹ. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng 4 lần kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, đạt gần 590 tỷ USD năm 2013.

EE là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc và cũng là đích xuất khẩu lớn nhất của nước này. Các công ty châu Âu đang thỏa mãn cơn khát xe hơi, máy bay, hóa chất và hàng hóa xa xỉ cho người Trung Quốc, trong khi khối đang nhập từ Trung Quốc một lượng hàng dệt may, điện tử cùng nhiều mặt hàng khác trị giá 385 tỷ USD.

Với dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030, sẽ còn nhiều cơ hội nữa đang chờ đợi ở phía trước.

Thanh Hảo