Nhật dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tự áp đặt cách đây nhiều thập niên, NATO tìm cách trấn an một loạt nước sau khi Nga sáp nhập Crưm là các tin đáng chú ý trong ngà.

Nổi bật

Nhật hôm 1/4 đã dỡ bỏ lệnh cấm tự áp đặt với xuất khẩu vũ khí và đưa ra những quy định mới về buôn bán vũ khí. Đây là động thái mà những người ủng hộ nó cho rằng sẽ giúp tăng cường vai trò của Tokyo trên thế giới song lại khiến Trung Quốc khó chịu, Reuters đưa tin.

{keywords}

Phát biểu trước các phóng viên, chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga cho hay, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã phê chuẩn một kế hoạch mới thay thế lệnh cấm năm 1967. 

Theo đó, chính phủ quyết định cho phép Nhật xuất khẩu vũ khí và tham gia việc sản xuất, phát triển vũ khí với nước khác khi nó phục vụ hòa bình thế giới và an ninh Nhật.

Đây là một bước chuyển từ chính sách cấm xuất khẩu mọi loại vũ khí về nguyên tắc đã tồn tại nhiều thập nhiên song có vài ngoại lệ đã diễn ra trong các năm qua, như chuyển công nghệ vũ khí cho Mỹ, nước đồng minh thân cận nhất của Nhật.

Quyết định mới này được đưa ra khi quan hệ Trung Nhật đang giá lạnh do tranh chấp lãnh thổ về một loạt đảo ở Hoa Đông cũng như do chuyến thăm đền thờ Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái của Thủ tướng Abe.

Trong khi thông báo các quy định mới, Nhật nhấn mạnh, nước này vẫn là quốc gia "đấu tranh vì hòa bình" và xem xét từng trường hợp xuất khẩu vũ khí. Tuyên bố này là để trấn an các nước láng giềng rằng Nhật không đi theo con đường trở thành một quyền lực quân sự.

Ngoài nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí, năm ngoái, Thủ tướng Abe đã nâng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm và có ý định dỡ bỏ lệnh cấm hỗ trợ một đồng minh đang bị tấn công.

Tin vắn

- Nga hôm 1/4 đã tăng mạnh giá bán khí tự nhiên cho Ukraina và dọa sẽ đòi lại hàng tỷ đôla đã giảm trừ trước đó.

- Các ngoại trưởng NATO có cuộc họp hai ngày ở Brussels để xem xét các bước tiếp theo sau khi Nga sáp nhập Crưm, gồm cả các biện pháp trấn an các nước Baltic, Ba Lan, Romania rằng liên minh này sẽ đảm bảo an ninh cho các nước trên.

- Ít nhất 150.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm ở Syria. Trong số các nạn nhân, 1/3 là dân thường, Tổ chức quan sát nhân quyền Syria hôm 1/4 cho biết.

- Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 1/4 cho biết, tốc độ NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ba Lan chưa làm nước này hài lòng.

- Các tay súng đã bắn vào một nhóm người biểu tình chống chính phủ Thái hôm 1/4 tại Bangkok, làm 1 người chết, 4 người bị thương và làm tăng căng thẳng chính trị đang bao trùm nước này nhiều tháng qua.

- Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/4 cho biết, Ngoại trưởng John Kerry ngày mai sẽ trở lại Trung Đông để tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.

- Malaysia hôm 1/4  đã công bố toàn bộ bản ghi liên lạc giữa chiếc Boeing 777 với đài kiểm soát không lưu địa phương trước khi biến mất khỏi radar dân sự vào ngày 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh

- Quốc hội Ukraina hôm 1/4 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu tất cả các nhóm có vũ trang từ bỏ vũ khí.

- Cảnh sát chống bạo động ở thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/4 đã dùng vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình bên ngoài Hội đồng bầu cử tối cao để phản đối kết quả bầu cử địa phương mà trong đó đảng cầm quyền thắng áp đảo.

Phát ngôn

"Những nỗ lực trước đây khiến tiếp xúc chính trị giữa Nga và Ukraina bị đóng băng, là cơn đau đầu giữa NATO và Nga...và dẫn tới chia rẽ trong trong xã hội Ukraina", Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo cảnh cáo Ukraina tích hợp với NATO.

Tin ảnh

{keywords}

Tháp Eiffel ở Paris tròn 125 tuổi. Biểu tượng của nước Pháp được hoàn thành sau 2 năm, 2 tháng và 5 ngày xây dựng. (Ảnh Getty Images)

Sự kiện

Vào ngày này năm 2005, John Paul II - vị Giáo hoàng dịch chuyển nhiều nhất trong lịch sử đồng thời là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Italia giữ vị trí này kể từ thế kỷ 16, qua đời tại nhà ở Vatican. 6 ngày sau, 2 triệu người đã đổ về Vatican để dự tang lễ của ông, được cho là tang lễ lớn nhất trong lịch sử.

  • Hoài Linh