Ám sát từng là cách thức quen thuộc được Washington sử dụng đối với những nhà lãnh đạo nước ngoài mà họ không ưa. Và "công cụ" để Mỹ thực hiện được điều này không gì khác chính là Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Nằm trong khuôn khổ "quyền lợi cho phép", tổ chức này từng lên kế hoạch ám sát 8 nhà lãnh đạo cao cấp của các nước, trong đó 5 người chết một cách rất... đột ngột. Tuy nhiên, mọi cáo buộc đều trở thành vô căn cứ bởi CIA luôn “phủi tay” chối tội.

Giấu mặt thâm hiểm

Vào tháng 1/1961, Patrice Lumumba - nhà hoạt động vĩ đại của Congo, người cả đời cống hiến cho cuộc đấu tranh của các dân tộc châu Mỹ chống lại ách đô hộ của thực dân, đế quốc bị ám sát. Sau cái chết thương tâm của nhà cách mạng này, báo chí phương Tây khi đó chỉ nêu một nguyên nhân duy nhất: Thủ tướng thứ nhất Cộng hoà Conggo Patrice Lumumba bị ám sát bởi những kẻ chống đối. Tuyệt nhiên đó không phải là người Mỹ.
Nhà hoạt động vĩ đại của Congo- Patrice Lumumba.

Trong năm 1961, có rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng tiết lộ rằng: Chính quyền của Tổng thống Kennedy dùng chất độc để ám sát Thủ tướng Congo Patrice Lumumba. Lại có nguồn tin cho rằng, chất độc này được CIA bí mật bôi vào bàn chải đánh răng của ông Lumumba. Nó không có tác dụng ngay lập tức mà ngấm từ từ để tránh nguy cơ bị phát hiện.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thủ tướng Patrice Lumumba là do bị đánh đập. Người sát hại ông Lumumba là một chỉ huy quân đội có tên Mobutu Sese Seko. Thực tế, người này nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ để hãm hại Tổng thống Lumumba.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, lãnh đạo của Iraq khi đó là ông Abdel Karim Kassem có thái độ thân Liên Xô, nên Mỹ rất muốn thay thế chính quyền của viên tướng này và mọi việc được giao cho CIA đảm trách. Năm 1963, CIA cho thành lập một trung tâm chỉ huy tại Kuwait nhằm thông qua đảng Baath, thực hiện kế hoạch lật đổ Abdel Karim Kassem.

Ngày 8/2/1963 đảng Baath chiếm chính quyền ở Baghdad với sự hậu thuẫn tích cực của Mỹ. Chế độ của Thủ tướng Abdel Karim Kassem chính thức bị lật đổ. Trước khi cuộc đảo chính diễn ra, CIA liên tiếp gửi các thông điệp bằng văn bản đến Thủ tướng Abdel Karim Kassem, và những văn bản này đều bôi độc tố.
 
Gần 700 lần ám sát Fidel Castrol

Chủ tịch Cuba Fidel Castrol là một trong những nhà lãnh đạo luôn khiến Mỹ thấy "ngứa mắt và cần tiêu diệt". Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, để giải quyết “cái gai nhức nhối” này, chính quyền Mỹ khi đó phải hao tốn rất nhiều tâm lực. Hàng loạt kế hoạch ám sát được vạch ra. Nhiều loại vũ khí, độc dược như xì gà tẩm thuốc độc, đạn cối và một bộ đồ lặn sát người tẩm nấm độc được bí mật giao cho các phần tử Cuba lưu vong.

Tuy nhiên, mọi kế hoạch ám sát rất công phu của CIA đều thất bại ê chề. Chủ tịch Castro vẫn sống bình yên cho tới giờ.
Chủ tịch Cuba Fidel Castrol.

Cuốn: "638 cách giết Castro" (638 Ways to kill Castro) của cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cuba- Fabian Escalante tiết lộ: “Trong suốt gần nửa thế kỷ, CIA và những kẻ lưu vong Cuba liên tục nghiền ngẫm những âm mưu để ám sát Fidel. Theo thống kê, những âm mưu này lên tới con số 638 lần”.

Theo một cựu lãnh đạo CIA, những âm mưu sát hại Fidel bắt đầu xuất hiện ngay sau khi cuộc cách mạng 1959 thành công. Năm 1961, những kẻ lưu vong người Cuba với sự hậu thuẫn của Mỹ trắng trợn tiến hành “sự kiện Vịnh con Lợn” nhằm tiêu diệt Fidel và người anh em Raul Fidel Castro cùng Che Guevara.

Một trong số những âm mưu đầu tiên của CIA nhằm hạ thủ Fidel là kế hoạch đổ chất độc hóa học dạng bột vào giày của ông, với mục tiêu khiến râu của Fidel bị rụng khi ông đến New York phát biểu trước Liên Hợp Quốc năm 1960.
Để "tiêu diệt" được Fidel Castrol, CIA tiến hành một loạt các biện pháp kỳ quái tưởng chừng chỉ có trong truyện viễn tưởng như: tẩm vi khuẩn gây bệnh vào khăn tay, cấy nấm gây bệnh vào đồ lặn biển hoặc bỏ thuốc độc vào trà, café của Fidel... Thậm chí, CIA có lần còn cử một nhân viên mật vụ ám sát Fidel với vũ khí dưới vỏ bọc chiếc bút mực, nhưng âm mưu này cũng thất bại.

Một âm mưa sát hại Fidel được xếp vào loại nghiêm trọng nhất là vào năm 2000, khi Fidel có chuyến thăm Panama. Một khối thuốc nổ khoảng 90kg được giấu dưới bục phát biểu nơi Fidel chuẩn bị có bài diễn thuyết. Đội bảo vệ của Fidel khi kiểm tra hiện trường nhanh chóng phát hiện ra khối thuốc nổ, khiến âm mưu hoàn toàn bị bại lộ. Bốn kẻ chủ mưu, gồm một tên lưu vong người Cuba và ba nhân viên của CIA bị bắt.

Những chỉ dẫn giết người ghê tởm

Gần đây tại Guatemala- đất nước nhỏ ở châu Mỹ tiết lộ một phần kế hoạch ám sát các "nhân vật nòng cốt" của CIA tại nước này. Đây là tập tài liệu mà Chính phủ Guatemala còn giữ lại được từ năm 1954, khi Mỹ đang phát động một cuộc đảo chính chống lại Chính phủ cánh tả ở đây.
Tống hành dinh của CIA.

Trong một phần nội dung được công bố, người đọc cảm thấy “rùng mình” vì những chỉ dẫn phi nhân tính của CIA. Nội dung chỉ rõ: "Có thể tự tay giết người, tuy nhiên nên dùng những công cụ để thực hiện, vì nó có tính "triệt để" hơn. Ví dụ những dụng cụ đơn giản như rìu, búa, dao, kìm, tua vít cũng có tác dụng rất hữu hiệu. Miễn sao đó là những dụng cụ nặng và tiện dụng".

Cũng trong tập tài liệu mới được công bố này, CIA công khai dạy cách tạo ra những “cái chết bất ngờ” như sau: "Các vụ tai nạn nên có độ cao trên 23 m. Nạn nhân bị đẩy xuống từ độ cao đó chắc chắn sẽ tử vong nếu mặt đất cứng. Cầu thang bộ, cửa sổ các khu nhà cao tầng là nơi "tác nghiệp" tốt nhất”.

Một số tư liệu còn “khuyên” người sử dụng rằng: "Nên tìm ra điểm yếu của kẻ thù, xem họ thường có thói quen gì không thể từ bỏ và nên ám sát từ chỗ đó. Ví dụ, nếu kẻ thù thích hút thuốc thì tẩm độc vào thuốc, nếu kẻ thù hay sử dụng phương tiện công cộng thì tạo ra một vụ tai nạn giao thông".

Không chỉ dừng lại ở đó, nội dung trong cuốn "cẩm nang" này của CIA còn phân tích rất chi tiết những nơi trên cơ thể con người mà các hung thủ có thể thực hiện. Đó là phần não, phần gáy và phần ngực. "Khi dùng súng bắn thì đó là những nơi có thể làm kẻ thù gục chết tại chỗ".

Sau một loạt những cáo buộc ám sát các lãnh đạo nhằm vào CIA, ở thập niên 70 của thế kỷ trước, Tổng thống Mỹ khi ấy là Gerald Ford lập tức ban hành sắc lệnh cấm các vụ ám sát vì động cơ chính trị. Sắc lệnh này được thực thi tương đối tốt trong thời gian sau đó.
 
Sang những năm 90 của thế kỷ 20, Tổng thống Bill Clinton phá bỏ "sắc lệnh" mà người tiền nhiệm “dày công” gây dựng để cho phép CIA truy sát Osama Bin Laden. Sang đầu thế kỷ 21, khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, Mỹ cũng tiến hành một cuộc không kích nhằm vào hầm trú ẩn của Saddam Hussein và các con trai với sự giúp sức đắc lực từ CIA.

(Theo Ngưoiduatin.net)