TIN BÀI KHÁC:
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters) |
"Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nếu chiến sự ở miền đông Ukraina không diễn ra lại vào ngày 28/6 thì thảm kịch này sẽ không xảy ra", hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Nga. "Không ai nên hoặc có quyền tận dụng thảm kịch này vì các mục đích vụ lợi".
Ông chủ Điện Kremlin hiện đang chịu sức ép ngày càng lớn phải kiềm chế quân li khai ở Ukraina và cho phép các thanh sát viên quốc tế tới điều tra hiện trường máy bay rơi.
Chiếc Boeing 777 số hiệu MH17 chở 298 người đã bị bắn rơi trên bầu trời vùng lãnh thổ do quân li khai Ukraina kiểm soát khi đang trên hành trình từ Amsterdam, Hà Lan, đến Kuala Lumpur, Malaysia.
Hôm qua (20/7), Mỹ đã đưa ra những gì họ gọi là bằng chứng "thuyết phục" cho thấy quân nổi dậy đã bắn hạ máy bay bằng một tên lửa đất đối không Nga.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức và Australia đã trò chuyện với ông Putin qua điện thoại vào cuối ngày hôm qua. Ngoại trưởng các quốc gia châu Âu cũng nhóm họp ở Brussels để bàn việc cấm vận thêm đối với Nga.
Một góc hiện trường vụ máy bay MH17 bị bắn rơi. (Ảnh: AP) |
Sự phẫn nộ trong dư luận quốc tế tăng cao khi các nhà điều tra bị giới hạn
tiếp cận cánh đồng nơi máy bay rơi.
Quân li khai Ukraina còn chất đống gần 200 thi thể các nạn nhân MH17 vào 4 toa tàu đông lạnh ở đông Ukraina và một số cần cẩu tại hiện trường đang vội vã di dời những mảnh vỡ lớn của chiếc Boeing 777, làm dấy lên quan ngại rằng hiện trường bị can thiệp.
Trong hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết do
Australia soạn thảo yêu cầu quyền tiếp cận quốc tế đối với hiện trường MH17 và
một lệnh ngừng bắn xung quanh khu vực.
Thanh Hảo