Mặc dù là một vị tướng tài ba trên chiến trận nhưng Lâm Bưu lại là một nhà chính trị thất bại và một người đàn ông không biết giữ trái tim của phụ nữ.
Mối tình đầu bị Lục Nhược Băng từ chối
Người thầy đầu tiên giác ngộ Lâm Bưu là Lý Trác Hậu, ông cũng là cha của nhà địa chất Lý Tư Quang. Mùa xuân năm 1921, Lâm Bưu vào học tại trường do Uẩn Đại Anh sáng lập và được tiếp thu ý thức hệ Mác-xít, năm 1923 gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, và vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1925.
Trong thời gian học trung học, Lâm Bưu đã có một mối tình đầu ngắn ngủi. Người con gái mà ông theo đuổi là Lục Nhược Băng, là người cùng làng với Lâm Bưu, hai người đã biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán học, hai người lại càng thân thiết với nhau. Lục Nhược Băng lớn hơn Lâm Bưu một tuổi. Lục Nhược Băng là một thiếu nữ xinh xắn, vẻ đẹp của cô khi đó đã khiến Lâm Bưu bồn chồn, xuyến xao nhưng không dám bày tỏ tình cảm của mình.
Anh trai của Lục Nhược Băng, Lục Thẩm từng làm bí thư tỉnh ủy Giang Tây, ủy viên dự khuyết của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 8 năm 1924, Lục Nhược Băng được cử đi học trường sư phạm tại An Khánh nhờ quan hệ của Lục Thẩm, điều này càng khiến tình yêu đầu của Lâm Bưu như thiêu đốt, vì thế, Lâm Bưu đã viết thư cho Lục Nhược Băng giãi bày hết tâm sự của mình.
Nhìn núi thư mà Lâm Bưu đã gửi cho mình, Lục Nhược Băng đã gửi một bức thư hồi đáp tới Lâm Bưu, bức thư rất ngắn, chỉ có khoảng chục từ, chủ yếu là khuyên Lâm Bưu nên yên tâm học hành, cô còn quá trẻ, chưa nghĩ gì tới chuyện hôn nhân. Lời tỏ tình của Lâm Bưu đã bị từ chối một cách khéo léo.
Tìm cách chạy trốn người vợ đính hôn từ nhỏ
Trong cuốn gia phả mà dòng họ Lâm lưu giữ, sau tên của Lâm Bưu có viết tên của 3 người vợ, tên người đầu tiên là Uông Thanh Nghi, người thứ hai là Lưu Tân Dân cũng là Trương Mai và người thứ ba là Diệp Quân.
Uông Thanh Nghi tên thật là Uông Bá Mai, sinh sau Lâm Bưu một ngày, sau khi đính hôn với Lâm Bưu, bà đã đổi tên thành Uông Thanh Nghi theo đề nghị của nhà họ Lâm. Cha của Uông Thanh Nghi là Uông Hữu Thành, là một người bạn rất thân của cha Lâm Bưu. Theo phong tục tập quán địa phương, tháng Giêng năm 1914, gia đình Lâm Bưu làm hai mâm cỗ cho lễ đính hôn, khi đó, Lâm Bưu chỉ mới 7 tuổi.
Tháng 7 năm 1925, Lâm Bưu trở về nhà vài ngày sau khi tốt nghiệp trường trung học Cộng Tiến, Vũ Hán. Một hôm thím của Lâm Bưu hỏi: “Tiểu thư nhà họ Uông là một cô gái chuẩn mực! Năm nay cháu cũng 18 tuổi rồi! Sao không đón cô ấy về nhà?”. Từ khi đính hôn, Lâm Bưu thường nghe thấy người ta hết lời ca ngợi vẻ đẹp của “vợ” mình nhưng chưa bao giờ ông gặp mặt, nghe thím thuyết phục vậy, Lâm Bưu cũng về nhà nói với cha cuối năm đón con gái nhà họ Uông về nhà mình. Bà Trần, mẹ Lâm Bưu nghe vậy vô cùng vui mừng, bố Lâm Bưu cũng lập tức mang lịch ra xem để tính ngày lành tháng tốt nhưng cuối năm không được ngày, hơn nữa tình hình buôn bán của gia đình cũng không mấy khả quan nên chuyện này cũng không được nhắc tới nữa.
Tháng 10 năm 1925, Lâm Bưu thi đỗ vào trường quân sự Hoàng Phố, Thượng Hải, từ đó ông ít gửi thư về nhà. Sau khi đại cách mạng thất bại, Lâm Bưu hoàn toàn mất liên lạc với người thân, mãi cho tới năm 1937, sau hợp tác lần thứ hai Quốc-Cộng, Lâm Bưu mới bắt liên lạc được với cha mình, biết nơi ở của Lâm Bưu, cha ông đã lập tức viết thư và yêu cầu ông cử người về quê đón Uông Thanh Nghi tới Diên An làm lễ cưới. Lúc đó, Lâm Bưu không chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít mà còn giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc kháng chiến, để chạy trốn cuộc hôn nhân này, Lâm Bưu đã vội vàng kết hôn với Lưu Tân Dân (Trương Mai), đồng thời gửi ảnh của của hai người về cho cha, cha ông nhận được thư bèn sang nói khó với Uông Gia, Uông Gia hết sức tức giận nhưng không thể làm gì được.
Theo đuổi “bông hoa Thiểm Bắc”-Lưu Tân Dân
Trương Mai được coi là người vợ đầu tiên của Lâm Bưu, có nhiều ghi chép khác nhau khi nhắc tới thời gian kết hôn của Lâm Bưu với Trương Mai.
Trương Mai và con gái cả của Lâm Bưu
Cho dù cuộc hôn nhân của Lâm Bưu và Trương Mai bắt đầu thế nào đi chăng nữa, kết thúc cuối cùng của họ cũng là tờ đơn ly hôn. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, là người Diên Xuyên, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc” và khiến Lâm Bưu siêu lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên tuy nhiên tính cách của hai người có rất nhiều điều khác biệt, Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Trương Mai thường xuyên tham gia các hoạt động sôi nổi ở địa phương, điều đó đã khiến Lâm Bưu cảm thấy không hài lòng, ông thường hay tỏ ra cáu gắt, thậm chí là cấm Trương Mai không được tiếp tục ra ngoài, mâu thuẫn giữa hai người càng ngày càng lớn. Tháng 1 năm 1924, Lưu Tân Dân và Lâm Bưu chính thức ly hôn.
Trái tim một lần nữa rung động và bị tổn thương
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất chính là Tôn Duy Thế, con gái của Tôn Bính Văn- một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô.
Tôn Duy Thế là một cô gái đẹp tự nhiên, am hiểu về nghệ thuật, Chu Ân Lai đã gửi cô tới trường Lỗ Nghệ ở Diên An, khi 18 tuổi, cô lại được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn học viện Kịch Moscow. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con gái nuôi. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang được điều trị vết thương tại Moscow.
Trong một lần đi ra ngoài, sau khi bị một nhóm thanh niên phát hiện, Lâm Bưu bị kéo đi tham gia hoạt động của họ, trong đó có một cô gái mặc chiếc váy liền màu trắng khiến Lâm Bưu sửng sốt, cô gái vừa trang nhã, vừa có khuôn mặt xinh xắn này đã làm thức tỉnh trái tim đã “đóng băng” bấy lâu nay của Lâm Bưu.
Cô gái mặc váy trắng khiến trái tim Lâm Bưu lay động chính là Tôn Duy Thế. Mặc dù mỗi lần gặp Tôn Duy Thế, Lâm Bưu đều cảm thấy tim đập chân rung, không giữ nổi bình tĩnh nhưng Lâm Bưu vẫn dùng sự kiên trì để khống chế tình cảm của mình, sau một thời gian tiếp xúc, Lâm Bưu nghĩ rằng thời cơ đã tới, bèn mời Tôn Duy Thế tới nhà ăn cơm rồi tỏ tình với cô rằng ông đã thầm thương trộm nhớ cô đến mức nào.
Tôn Duy Thế (giữa) chụp ảnh với Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu lại một lần nữa mời Tôn Duy Thế tới nói lời từ biệt, hai người cùng nhau đi bộ trên đường phố Moscow, Lâm Bưu lại bày tỏ tình cảm của mình với Duy Thế và rủ cô cùng về nước. Tuy nhiên, Tôn Duy Thế từ chối khéo léo, cô nói với Lâm Bưu rằng: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được”. Nghe xong, Lâm Bưu đã thề nếu không lấy được Lâm Bưu thì sẽ không lấy ai nữa. Tháng 2 năm 1942, Lâm Bưu một mình trở về Diên An.
Diệp Quân: cùng Lâm Bưu đi nốt chặng đường còn lại
Mang theo câu trả lời lấp lửng của Tôn Duy Thế, Lâm Bưu cảm thấy tâm trạng rối bời trên suốt chặng đường về tới Diên An. Có những lúc, Lâm Bưu tưởng chừng như vô cảm, cuộc hôn nhân với Trương Mai đổ vỡ đã khiến tinh thần của Lâm Bưu bị tổn thương ít nhiều, sự xuất hiện của Tôn Duy Thế rồi lại biến mất đã làm Lâm Bưu cảm thấy đau đớn, ông buộc phải tìm một người phụ nữ khác để khỏa lấp trái tim đang trống rỗng của mình. Diệp Thanh Nghi đã bước vào cuộc đời ông trong hoàn cảnh như vậy.
Diệp Thanh Nghi ít hơn Lâm Bưu khoảng chục tuổi, trước đó cô đã học Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cô là một cô gái có học thức, hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô đã làm một phát thanh viên tại đài truyền hình dưới thời Quốc Dân Đảng, giọng nói trong trẻo, ấm áp của cô đã giúp Lâm Bưu vui vẻ trở lại. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, được biết Lâm Bưu đã có vị hôn thê tên là Uông Thanh Nghi, Diệp Thanh Nghi vô cùng tức giận và đổi tên thành Diệp Quân. Sau đó, hai người đã nhanh chóng kết hôn với nhau.
Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, không ít người vạch trần bí mật của Diệp Quân, đặc biệt là tình yêu của cô với Vương Thực Vị . Để đổi lấy sự trong trắng của Diệp Quân, năm 1966, Lâm Bưu đã mở cuộc họp chuyên môn và viết một “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quân. “Tôi chứng minh:
1.Trước khi kết hôn với tôi, Diệp Quân là một cô gái trong trắng.
2.Diệp Quân và Vương Thực Vị thực tế là chưa từng yêu nhau.
3.Lão Hổ, Đậu Đậu là con của tôi với Diệp Quân.
4.Nnhững nội dung trong thư đều là nói dối.
Lâm Bưu”-Ngày 4 tháng 5 năm 1966
Phương án này của Lâm Bưu chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong những năm cuối đời, Diệp Quân quả là gây ra nhiều chuyện tai tiếng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sức khỏe của Lâm Bưu không ổn định và bắt đầu xao nhãng chuyện chăn gối với vợ. Có người nói rằng Diệp Quân thường xuyên qua lại với cấp dưới của Lâm Bưu.
Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử vong trong một vụ tai nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang chạy trốn vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Diệp Quân cũng đi cùng Lâm Bưu trong chuyến đi này và là người phụ nữ ở bên Lâm Bưu cho tới lúc chết.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)
Lục Nhược Băng và Lâm Bưu
Mối tình đầu bị Lục Nhược Băng từ chối
Người thầy đầu tiên giác ngộ Lâm Bưu là Lý Trác Hậu, ông cũng là cha của nhà địa chất Lý Tư Quang. Mùa xuân năm 1921, Lâm Bưu vào học tại trường do Uẩn Đại Anh sáng lập và được tiếp thu ý thức hệ Mác-xít, năm 1923 gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, và vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1925.
Trong thời gian học trung học, Lâm Bưu đã có một mối tình đầu ngắn ngủi. Người con gái mà ông theo đuổi là Lục Nhược Băng, là người cùng làng với Lâm Bưu, hai người đã biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán học, hai người lại càng thân thiết với nhau. Lục Nhược Băng lớn hơn Lâm Bưu một tuổi. Lục Nhược Băng là một thiếu nữ xinh xắn, vẻ đẹp của cô khi đó đã khiến Lâm Bưu bồn chồn, xuyến xao nhưng không dám bày tỏ tình cảm của mình.
Lâm Bưu và Diệp Quân
Anh trai của Lục Nhược Băng, Lục Thẩm từng làm bí thư tỉnh ủy Giang Tây, ủy viên dự khuyết của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 8 năm 1924, Lục Nhược Băng được cử đi học trường sư phạm tại An Khánh nhờ quan hệ của Lục Thẩm, điều này càng khiến tình yêu đầu của Lâm Bưu như thiêu đốt, vì thế, Lâm Bưu đã viết thư cho Lục Nhược Băng giãi bày hết tâm sự của mình.
Nhìn núi thư mà Lâm Bưu đã gửi cho mình, Lục Nhược Băng đã gửi một bức thư hồi đáp tới Lâm Bưu, bức thư rất ngắn, chỉ có khoảng chục từ, chủ yếu là khuyên Lâm Bưu nên yên tâm học hành, cô còn quá trẻ, chưa nghĩ gì tới chuyện hôn nhân. Lời tỏ tình của Lâm Bưu đã bị từ chối một cách khéo léo.
Tìm cách chạy trốn người vợ đính hôn từ nhỏ
Trong cuốn gia phả mà dòng họ Lâm lưu giữ, sau tên của Lâm Bưu có viết tên của 3 người vợ, tên người đầu tiên là Uông Thanh Nghi, người thứ hai là Lưu Tân Dân cũng là Trương Mai và người thứ ba là Diệp Quân.
Uông Thanh Nghi tên thật là Uông Bá Mai, sinh sau Lâm Bưu một ngày, sau khi đính hôn với Lâm Bưu, bà đã đổi tên thành Uông Thanh Nghi theo đề nghị của nhà họ Lâm. Cha của Uông Thanh Nghi là Uông Hữu Thành, là một người bạn rất thân của cha Lâm Bưu. Theo phong tục tập quán địa phương, tháng Giêng năm 1914, gia đình Lâm Bưu làm hai mâm cỗ cho lễ đính hôn, khi đó, Lâm Bưu chỉ mới 7 tuổi.
Tháng 7 năm 1925, Lâm Bưu trở về nhà vài ngày sau khi tốt nghiệp trường trung học Cộng Tiến, Vũ Hán. Một hôm thím của Lâm Bưu hỏi: “Tiểu thư nhà họ Uông là một cô gái chuẩn mực! Năm nay cháu cũng 18 tuổi rồi! Sao không đón cô ấy về nhà?”. Từ khi đính hôn, Lâm Bưu thường nghe thấy người ta hết lời ca ngợi vẻ đẹp của “vợ” mình nhưng chưa bao giờ ông gặp mặt, nghe thím thuyết phục vậy, Lâm Bưu cũng về nhà nói với cha cuối năm đón con gái nhà họ Uông về nhà mình. Bà Trần, mẹ Lâm Bưu nghe vậy vô cùng vui mừng, bố Lâm Bưu cũng lập tức mang lịch ra xem để tính ngày lành tháng tốt nhưng cuối năm không được ngày, hơn nữa tình hình buôn bán của gia đình cũng không mấy khả quan nên chuyện này cũng không được nhắc tới nữa.
Tháng 10 năm 1925, Lâm Bưu thi đỗ vào trường quân sự Hoàng Phố, Thượng Hải, từ đó ông ít gửi thư về nhà. Sau khi đại cách mạng thất bại, Lâm Bưu hoàn toàn mất liên lạc với người thân, mãi cho tới năm 1937, sau hợp tác lần thứ hai Quốc-Cộng, Lâm Bưu mới bắt liên lạc được với cha mình, biết nơi ở của Lâm Bưu, cha ông đã lập tức viết thư và yêu cầu ông cử người về quê đón Uông Thanh Nghi tới Diên An làm lễ cưới. Lúc đó, Lâm Bưu không chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít mà còn giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc kháng chiến, để chạy trốn cuộc hôn nhân này, Lâm Bưu đã vội vàng kết hôn với Lưu Tân Dân (Trương Mai), đồng thời gửi ảnh của của hai người về cho cha, cha ông nhận được thư bèn sang nói khó với Uông Gia, Uông Gia hết sức tức giận nhưng không thể làm gì được.
Theo đuổi “bông hoa Thiểm Bắc”-Lưu Tân Dân
Trương Mai được coi là người vợ đầu tiên của Lâm Bưu, có nhiều ghi chép khác nhau khi nhắc tới thời gian kết hôn của Lâm Bưu với Trương Mai.
Trương Mai và con gái cả của Lâm Bưu
Cho dù cuộc hôn nhân của Lâm Bưu và Trương Mai bắt đầu thế nào đi chăng nữa, kết thúc cuối cùng của họ cũng là tờ đơn ly hôn. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, là người Diên Xuyên, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc” và khiến Lâm Bưu siêu lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên tuy nhiên tính cách của hai người có rất nhiều điều khác biệt, Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Trương Mai thường xuyên tham gia các hoạt động sôi nổi ở địa phương, điều đó đã khiến Lâm Bưu cảm thấy không hài lòng, ông thường hay tỏ ra cáu gắt, thậm chí là cấm Trương Mai không được tiếp tục ra ngoài, mâu thuẫn giữa hai người càng ngày càng lớn. Tháng 1 năm 1924, Lưu Tân Dân và Lâm Bưu chính thức ly hôn.
Trái tim một lần nữa rung động và bị tổn thương
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất chính là Tôn Duy Thế, con gái của Tôn Bính Văn- một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô.
Tôn Duy Thế là một cô gái đẹp tự nhiên, am hiểu về nghệ thuật, Chu Ân Lai đã gửi cô tới trường Lỗ Nghệ ở Diên An, khi 18 tuổi, cô lại được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn học viện Kịch Moscow. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con gái nuôi. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang được điều trị vết thương tại Moscow.
Trong một lần đi ra ngoài, sau khi bị một nhóm thanh niên phát hiện, Lâm Bưu bị kéo đi tham gia hoạt động của họ, trong đó có một cô gái mặc chiếc váy liền màu trắng khiến Lâm Bưu sửng sốt, cô gái vừa trang nhã, vừa có khuôn mặt xinh xắn này đã làm thức tỉnh trái tim đã “đóng băng” bấy lâu nay của Lâm Bưu.
Cô gái mặc váy trắng khiến trái tim Lâm Bưu lay động chính là Tôn Duy Thế. Mặc dù mỗi lần gặp Tôn Duy Thế, Lâm Bưu đều cảm thấy tim đập chân rung, không giữ nổi bình tĩnh nhưng Lâm Bưu vẫn dùng sự kiên trì để khống chế tình cảm của mình, sau một thời gian tiếp xúc, Lâm Bưu nghĩ rằng thời cơ đã tới, bèn mời Tôn Duy Thế tới nhà ăn cơm rồi tỏ tình với cô rằng ông đã thầm thương trộm nhớ cô đến mức nào.
Tôn Duy Thế (giữa) chụp ảnh với Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu lại một lần nữa mời Tôn Duy Thế tới nói lời từ biệt, hai người cùng nhau đi bộ trên đường phố Moscow, Lâm Bưu lại bày tỏ tình cảm của mình với Duy Thế và rủ cô cùng về nước. Tuy nhiên, Tôn Duy Thế từ chối khéo léo, cô nói với Lâm Bưu rằng: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được”. Nghe xong, Lâm Bưu đã thề nếu không lấy được Lâm Bưu thì sẽ không lấy ai nữa. Tháng 2 năm 1942, Lâm Bưu một mình trở về Diên An.
Diệp Quân: cùng Lâm Bưu đi nốt chặng đường còn lại
Mang theo câu trả lời lấp lửng của Tôn Duy Thế, Lâm Bưu cảm thấy tâm trạng rối bời trên suốt chặng đường về tới Diên An. Có những lúc, Lâm Bưu tưởng chừng như vô cảm, cuộc hôn nhân với Trương Mai đổ vỡ đã khiến tinh thần của Lâm Bưu bị tổn thương ít nhiều, sự xuất hiện của Tôn Duy Thế rồi lại biến mất đã làm Lâm Bưu cảm thấy đau đớn, ông buộc phải tìm một người phụ nữ khác để khỏa lấp trái tim đang trống rỗng của mình. Diệp Thanh Nghi đã bước vào cuộc đời ông trong hoàn cảnh như vậy.
Diệp Thanh Nghi ít hơn Lâm Bưu khoảng chục tuổi, trước đó cô đã học Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cô là một cô gái có học thức, hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô đã làm một phát thanh viên tại đài truyền hình dưới thời Quốc Dân Đảng, giọng nói trong trẻo, ấm áp của cô đã giúp Lâm Bưu vui vẻ trở lại. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, được biết Lâm Bưu đã có vị hôn thê tên là Uông Thanh Nghi, Diệp Thanh Nghi vô cùng tức giận và đổi tên thành Diệp Quân. Sau đó, hai người đã nhanh chóng kết hôn với nhau.
Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, không ít người vạch trần bí mật của Diệp Quân, đặc biệt là tình yêu của cô với Vương Thực Vị . Để đổi lấy sự trong trắng của Diệp Quân, năm 1966, Lâm Bưu đã mở cuộc họp chuyên môn và viết một “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quân. “Tôi chứng minh:
1.Trước khi kết hôn với tôi, Diệp Quân là một cô gái trong trắng.
2.Diệp Quân và Vương Thực Vị thực tế là chưa từng yêu nhau.
3.Lão Hổ, Đậu Đậu là con của tôi với Diệp Quân.
4.Nnhững nội dung trong thư đều là nói dối.
Lâm Bưu”-Ngày 4 tháng 5 năm 1966
Phương án này của Lâm Bưu chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong những năm cuối đời, Diệp Quân quả là gây ra nhiều chuyện tai tiếng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sức khỏe của Lâm Bưu không ổn định và bắt đầu xao nhãng chuyện chăn gối với vợ. Có người nói rằng Diệp Quân thường xuyên qua lại với cấp dưới của Lâm Bưu.
Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử vong trong một vụ tai nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang chạy trốn vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Diệp Quân cũng đi cùng Lâm Bưu trong chuyến đi này và là người phụ nữ ở bên Lâm Bưu cho tới lúc chết.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)