Reuters đưa tin Argentina có nguy cơ sẽ vỡ nợ chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại thất bại với các chủ nợ trong ngày hôm nay. 

{keywords}
Biểu tình tại ngoại ô thủ đô Buenos Aires, Argentina hôm 30/7. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Kinh tế Argentina Axel Kicillof đã có cuộc gặp với các chủ trái phiếu hiện đang nắm giữ khoản 1,3 tỉ USD của Argentina.   

Sau đồng hồ nhích dần hạn chót vào lúc nửa đêm (04:00 giờ GMT, tức lúc 11 giờ sáng nay giờ Việt Nam), ông Axel Kicillof đã tìm hết mọi cách để cứu vãn nền kinh tế, nhưng ông mắc kẹt trong thời hạn của chính phủ đặt ra, liên tục nói rằng các chủ nợ là ‘chim kền kền’ sau hai ngày đàm phán căng thẳng.  

Argentina hiện đang nợ 1,3 tỉ USD trái phiếu. Nếu không trả đủ số nợ này thì đâ sẽ là lần thứ hai đất nước rơi vào tình trạng vỡ nợ trong vòng 13 năm qua.  

Vỡ nợ sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế Argentina vốn đang suy thoái, dấy lên nguy cơ về việc giá cả tăng vọt trong khi tỉ lệ lạm phát của đất nước này đã ở mức gần cao nhất thế giới.  

Thêm vào đó, sức ép lên đồng tiền Peso sẽ gia tăng trong khi đồng tiền này đã mất giá thê thảm từ hồi đầu năm.  

Vỡ nợ, Argentina sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế, hay nói cách khác, đây là bước lùi của Buenos Aires trong nỗ lực trở lại thị trường vốn quốc tế. Ngành công nghiệp trong nước chắc chắn không tránh khỏi khó khăn khi phát triển.

 Argentina đã bị cô lập khỏi thị trường tài chính quốc tế kể từ khi họ không thể trả nổi khoản nợ 100 tỉ USD vào năm 2002. 

Rất nhiều người Argentina đón nhận tin này một cách chán nản.  

“Chúng tôi đã quá quen với những tin xấu” – một nhân viên hành chính 34 tuổi là Mariano Garcia nói" 

“Cứ mười năm là lại có một cơn địa chấn như vậy. Giờ cũng thế” – Garcia nói tiếp. 

Phản ứng của người dân lần này khác rất nhiều so với những cuộc đụng độ xảy ra sau khi nền kinh tế Argentina sụp đổ năm 2001-2002.  

Hàng triệu người dân Argentina mất việc, kinh tế sụp đổ và hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình nhiều tháng qua. 

Lần này, trên thực tế chính phủ Argentina có khả năng trả nợ được. Các ngân hàng thương mại của họ rất vững vàng.  

Tuy nhiên, các thâm hụt ngân sách lần này sẽ tác động như thế nào lên nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh còn phụ thuộc vào việc chính phủ Argentina sẽ thoát khỏi bãi lầy này nhanh tới đâu. 

Lê Thu