Biểu tình đòi cải cách dân chủ ở Hong Kong đang diễn ra rầm rộ. Hàng chục nghìn người phong tỏa các con đường, khiến nhiều chi nhánh ngân hàng, trường học và cửa hiệu phải đóng cửa.

Vậy có những ai liên quan đến làn sóng bất ổn này? BBC nêu danh một số chủ thể chính:

Các nhà hoạt động đòi dân chủ

Tâm điểm của biểu tình là phong trào Chiếm đóng Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa bình - còn được biết đến là Chiếm đóng Trung tâm. Đây là một phong trào bất tuân dân sự do các nhà hoạt động đòi cải cách dân chủ lập ra.

{keywords}
Ba người sáng lập phong trào Chiếm đóng Trung tâm: Chu Yiu-ming, Benny Tai và Chan Kin-man (từ trái sáng phải). Ảnh: Reuters

Ba nhân vật ôn hòa gồm Benny Tai, một giáo sư luật, Chan Kin-man, một giáo sư xã hội học và Chu Yiu-ming, một bộ trưởng phụ trách giáo hội - là những người tổ chức chính. 

Chiếm đóng Trung tâm kêu gọi chính phủ Trung Quốc không bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao tiếp theo của Hong Kong trong cuộc bầu cử tiếp theo năm 2017.  

Lúc đầu, phong trào tuyên bố sẽ bắt đầu một chiến dịch rộng khắp phi bạo lực vào ngày 1/10, để đáp trả quyết định của Bắc Kinh hồi tháng 8 về cuộc tổng tuyển cử năm 2017. Tuy nhiên, các nhà tổ chức quyết định phát động biểu tình ngay sau cuộc biểu tình của sinh viên ở bên ngoài tổ hợp tòa nhà chính quyền Hong Kong. 

Sinh viên

{keywords}
Alex Chow bị bắt nhưng được thả ngay sau đó. (Ảnh: Reuters)

Hiệp hội Sinh viên Hong Kong do Alex Chow và Lester Chung lãnh đạo đã tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ riêng rẽ hôm 22/9. Lúc đầu, đây là cuộc tẩy chay trường lớp nhưng sau đó số lượng sinh viên tham gia đông lên nhanh chóng.

Ngày 26/9, sinh viên biểu tình ập vào khu trụ sở chính quyền và căng thẳng leo thang. 

Joshua Wong

{keywords}
Joshua Wong. (Ảnh: Reuters)

Joshua Wong là thủ lĩnh mới 17 tuổi của phong trào sinh viên Scholarism. Phong trào này vận động từ 2 năm trước chống lại "giáo dục ái quốc".

Wong và hai thủ lĩnh khác của Liên hiệp Sinh viên đã bị bắt khi các cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra. Sau hơn 40 giờ bị giam giữ không tội danh, Wong được trả tự do vô điều kiện hôm 28/9 theo lệnh của một thẩm phán Tòa án Tối cao. Anh tuyên bố sẽ trở lại "tham gia đấu tranh". 

Chính quyền Hong Kong và Đại lục

{keywords}
Biểu tình phản đối Chiếm đóng Trung tâm. (Ảnh: EPA)

Các quan chức ở cả Hong Kong và Bắc Kinh đều lên tiếng phản đối phong trào Chiếm đóng Trung tâm.

Trưởng Đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh tuyên bố cuộc biểu tình là "bất hợp pháp" và bầu cử sẽ vẫn diễn ra như đã định vào năm 2017.

Bắc Kinh lên án các cuộc biểu tình và dành "sự ủng hộ mạnh mẽ" cho chính quyền Hong Kong. 

Các nhóm chống Chiếm đóng Trung tâm

Các phe nhóm ủng hộ Bắc Kinh và ủng hộ doanh nghiệp có xu hướng chống lại làn sóng biểu tình hiện nay và một số phong trào đã ra đời. Trong số đó có nhóm Số đông im lặng vì Hong Kkong, được thành lập từ năm ngoái bởi các thành viên của một liên minh thân Bắc Kinh, trong đó có giáo sư kinh tế Robert Chow Yung.

{keywords}
Biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra rầm rộ ở Hong Kong. (Ảnh: AP)

Hồi tháng 8, nhóm đã tung ra một video cảnh báo người dân Hong Kong về những hỗn loạn và có thể cả cái chết nếu biểu tình Chiếm đóng Trung tâm bùng phát.

Thanh Hảo