TIN BÀI LIÊN QUAN:
Khi tù binh đầu tiên ngồi xuống, Watson đề nghị lính gác hãy bỏ băng bịt mặt. Sau cái chớp mắt vì ánh sáng đèn điện, người tù tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi thấy một người nước ngoài ngồi trước mặt mình.
Quân IS dẫn giải tù binh sau khi chiếm một căn cứ quân sự ở Tikrit, Iraq. |
Tù nhân thứ hai được đưa vào với vẻ sợ hãi run rẩy. Watson tự giới thiệu mình là nhà báo Mỹ và bảo: "Anh không cần phải nói nếu cảm thấy không thoải mái".
Một người tên là Suleiman cho biết, anh ta đến từ Syria và bị buộc phải gia nhập IS vì lo cho sự an toàn của gia đình.
Tù binh này khẳng định chưa từng đến khu vực do IS kiểm soát, song thừa nhận là một thành viên trong chi nhánh IS đã đặt và kích hoạt bom xe bằng điều khiển từ xa bên ngoài một căn cứ của người Kurd ở Jazir.
Anh ta tin vụ nổ đã giết chết cháu trai của chính mình và khai đã nhận được khoảng 3.600 USD cho việc làm này.
"Họ bảo họ đang chiến đấu vì đạo Hồi và công lý", Suleiman kể lại. "Họ nói dối chúng tôi. Họ lợi dụng tình cảm và sự nghèo khó của chúng tôi".
IS đã chiếm được nhiều dải đất rộng lớn ở Syria và Iraq trong những tháng gần đây, đã chặt đầu một số nhà báo phương Tây và hành quyết những người ngoại đạo trong nỗ lực thành lập một "Nhà nước Hồi giáo" độc lập trong khu vực.
Nhóm khủng bố này đã giao chiến với các lực lượng người Kurd để giành quyền kiểm soát thị trấn Kobani ở biên giới Syria từ giữa tháng 9. Mỹ và các đồng minh đã không kích các mục tiêu IS ở đó nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả rõ rệt.
Tù binh tiếp theo mà lính canh đưa vào là một người vừa trưởng thành. Tên anh ta là Karrem, mới 19 tuổi.
Kareem thú nhận anh ta được trả 2.000 USD để chiến đấu cùng IS tại các tuyến đầu ở Syria hơn một năm qua - và anh ta có nhiều vết sẹo để chứng minh điều này. Lật áo lên, Karrem để lộ ra một vết sẹo nâu hồng trên bụng.
"Tôi bị bắn vào bụng 3 lần rồi", anh ta kể và khoe thêm nhiều sẹo trên cánh tay phải nữa. Người thanh niên này nói rằng, IS đã gây nghiện cho các chiến binh trước khi đẩy họ ra chiến trường.
"Họ cho chúng tôi ma túy", Kareem nói. "Những viên thuốc gây ảo giác sẽ khiến bạn chiến đấu mà không cần quan tâm mình sống hay chết".
Kareem tự nhận đã chiến đấu trên khắp vùng lãnh thổ do IS kiểm soát. Các chiến binh khác đi cùng được IS hứa sẽ cho vợ. Hầu hết các tay súng đều là người nước ngoài và Kareem gặp khó khăn khi giao tiếp bởi họ không nói tiếng Ảrập của người Syria địa phương.
Trước khi bị người Kurd bắt được, Kareem cho biết đã chứng kiến cảnh IS chặt đầu rất nhiều tù binh.
"Bất kể lúc nào IS tiến tới một khu vực... người dân ở đó mà không trung thành với luật Hồi giáo đều bị coi là bỏ đạo. Mọi thứ phải tuân theo cách của IS. Thậm chí phụ nữ không che mặt thì họ bị chặt đầu luôn".
Tù binh cuối cùng là Jaber, từng là giáo viên. Khi được hỏi ông ta sẽ làm gì nếu đang đi tuần mà gặp phóng viên CNN.
"Số phận của ông sẽ là cái chết", Jaber nói với Watson. "Và có nhiều kiểu chết - chắc chắn họ sẽ tra tấn ông, họ có thể xử trảm hoặc cắt cụt đôi bàn tay của ông. Họ sẽ không đơn giản chỉ bắn vào đầu ông đâu".
Khi kết thúc cuộc trò chuyện, một lính gác bịt mặt Jaber lại và dẫn ông ta ra khỏi phòng.
CNN không thể xác nhận liệu những lời các tù nhân này nói là đúng hay không - hoặc liệu họ có được rèn luyện sẵn những gì cần phải nói khi bị bắt hay không. Tuy nhiên, dường như họ nắm được rất ít thông tin về những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.
Suleiman trông rất sốc khi nhà báo CNN nói một liên minh do Mỹ dẫn đầu, bao gồm cả Ảrập Xêút và UAE, đang tiến hành một chiến dịch trên không bắn phá các mục tiêu IS.
"Tôi hy vọng họ sẽ giết hết lũ chúng nó", Suleiman nói khi nước mắt chực trào ra.
Cả ba tù binh đều thừa nhận họ đã phạm sai lầm khi tham gia IS. Và họ cầu xin dân quân người Kurd tha thứ. Tuy nhiên, lính gác nhà tù quả quyết rằng nếu được tự do thì những người này sẽ trở lại và tái gia nhập IS.
Thanh Hảo