Cuộc khủng hoảng châu Âu rõ ràng là một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất xảy ra trong thế kỷ 21 tính đến nay.

TIN BÀI KHÁC:


Việc tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng châu Âu là điều không hề dễ dàng. Nó không có một ngày bắt đầu cụ thể. Nhiều người nghĩ là từ đầu năm 2010 khi quy mô thảm họa tài chính công ở Hy Lạp trở nên rõ nét; không ít người khác cho rằng khởi phát là từ năm 2008.

Và khi khủng hoảng dần khép lại, vẫn có những tranh cãi về ngày nó kết thúc. Một số người thậm chí cho rằng mọi chuyện chưa hẳn đã qua.

Nhưng có một điều chắc chắn, theo báo Business Insider: Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có những biểu cảm khuôn mặt rất cụ thể theo tiến trình lên - xuống của cuộc khủng hoảng này trong 6 năm qua. 

Tháng 1/2008: Theo nhiều cách, châu Âu dường như vẫn rất ổn. 16 nước nằm trong một liên minh tiền tệ thành công. Châu Âu đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng tốt, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 8/2008: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu lan rộng. Một số ngân hàng châu Âu như Dexia của Bỉ buộc phải nhờ đến cứu trợ của chính phủ quốc gia. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Đầu năm 2009: Mọi thứ không có vẻ tươi sáng. Châu Âu bị khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động và các nền kinh tế bắt đầu rơi vào suy thoái năm 2009. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Đầu năm 2010: Châu Âu phát hiện thâm hụt ngân sách của Hy Lạp không phải ở mức 3,7% như nước này báo cáo mà là 12,7%. Đến tháng 4, nước này phải nhận cứu trợ tài chính và mọi người bắt đầu thảo luận nghiêm túc về việc Hy Lạo  có thể ở lại Eurozone hay không. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 5/2010: Các lãnh đạo châu Âu nhất trí một quỹ 500 tỷ Euro để yểm trợ cho đồng tiền chung. Quỹ này cuối cùng trở thành Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu, vài tháng sau đó là Cơ chế Bình ổn châu Âu. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 4/2011: Một số người - trong đó có Giám đốc Ngân hàng trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet - bắt đầu nghĩ rằng các nền kinh tế Eurozone đang hồi phục đủ tốt để chịu được một mức tăng lãi suất. Cuộc khủng hoảng đã kết thúc. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Giữa năm 2011: Nhận định trên là sai lầm. Châu Âu rơi vào suy thoái và khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn. Chi phí nợ công ở một số nước bắt đầu vượt trần. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 11/2011: G20 họp ở Cannes, Pháp và các lãnh đạo thế giới muốn Đức hỗ trợ cho các nước châu Âu đang tuyệt vọng. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 1/2012: S&P đánh tụt chỉ số tín nhiệm của 10 nước thuộc Eurozone. Lần này, không chỉ các chính phủ như ở Hy Lạp và Ai Len mà cả ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Áo đều chứng kiến tín nhiệm bị tụt giảm. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tháng 6/2012: Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi cam kết "làm mọi thứ có thể" để duy trì đồng tiền chung châu Âu, một bài phát biểu được xem như điểm quyết định chấm dứt lo ngại về một sự sụp đổ của châu Âu. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Giữa 2013: Eurozone chính thức thoát khỏi suy thoái khủng hoảng lần 2. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Giữa 2014: Khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Không có chuyện một thành viên rút khỏi Eurozone hoặc chính phủ tê liệt nhưng tăng trưởng và lạm phát cực kỳ thấp. Đức thường xuyên hứng chịu cáo buộc vì đã phong tỏa các chính sách kinh tế lỏng lẻo hơn được cho là có thể thay đổi thực tại. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Hiện nay: Điều gì xảy ra tiếp theo? Thật khó nói. Châu Âu có vẻ sẽ vẫn đón nhận tăng trưởng thấp và thất nghiệp cao nhưng việc các đảng cấp tiến được bầu ở miền nam châu Âu hoặc một cuộc khủng hoảng khác có thể sẽ là một yếu tố rào cản. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Thanh Hảo