Triều Tiên vừa thử các tên lửa mà nước này miêu tả là loại chống hạm "hiện đại" mới được chế tạo trong nước, với Chủ tịch Kim Jong-un xuất hiện tươi rói ở khu vực phóng.

TIN BÀI KHÁC:


Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng tên lửa này dường như là thiết kế của Nga, theo hãng tin CNN.
{keywords}
Triều Tiên thường thử tên lửa trước thềm các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. (Ảnh: CNN)

Thông báo thử tên lửa diễn ra vài tuần trước khi Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Hàng năm, mỗi khi quân đội hai nước diễn tập thì phía Bình Nhưỡng luôn có những phản ứng rất quyết liệt, bằng cả ngôn từ và hành động.

Vụ thử tên lửa được thực hiện ở vùng biển phía đông và truyền thông Triều Tiên mô tả đây là loại "tên lửa thông minh, tìm kiếm, lần theo dấu vết và tấn công tàu địch một cách chuẩn xác".

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, 5 tên lửa tầm ngắn có tầm bắn 200km đã được phóng đi vào ngày 8/2. Mục đích của việc làm này là để Triều Tiên bảo vệ các vùng lãnh hải và "đáp trả mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực tấn công quân sự nào của các tàu chiến kẻ thù, thông qua chiến đấu giáp lá cà hoặc chiến đấu từ xa", hãng tin KCNA tuyên bố.

Truyền thông Triều Tiên cũng đăng tải hình ảnh ông Kim Jong-un vui vẻ đứng bên các tướng lĩnh quân đội. Người đứng đầu chính quyền ở Bình Nhưỡng được mô tả là "hài lòng" với mức độ cao nhất" của tên lửa được phát triển ở Triều Tiên.

Tuy nhiên, một sĩ quan phân tích quân sự cho rằng, vũ khí này dường như là loại tên lửa chống hạm Kh-35E của Nga.

"Không rõ Hải quân Triều Tiên (KPN) mua hệ thống này trực tiếp từ Nga hay từ bên thứ ba", CNN dẫn thông tin từ Joseph S. Bermudez thuộc trang 38 North chuyên phân tích về Triều Tiên.

"Nếu hệ thống mới được biên chế thành công vào KPN và được phát triển rộng rãi thì nó sẽ là một bước tiến quan trọng hướng tới khôi phục các lỗ hổng của cơ quan này và tăng cường mối đe dọa đối với các tàu hải quân của Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực".

Năm nay, như thường lệ, Triều Tiên lại có phản ứng gay gắt phản đối Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung. Hồi tháng 1, Triều Tiên đã đưa ra đề nghị về hạt nhân để yêu cầu hai nước đồng minh hủy diễn tập song phía Mỹ từ chối.

Kể từ sau khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh đình chiến năm 1953, Mỹ duy trì sự hiện diện của binh lính nước này ở Hàn Quốc. Dựa vào một hiệp ước quốc phòng chung, hai nước tiến hành các cuộc tập trận chung mà họ miêu tả là chỉ mang tính phòng thủ.

Thanh Hảo