Theo tiết lộ của cựu nhà thầu an ninh Mỹ Edward Snowden, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã dùng các chương trình máy tính tinh vi, để giám sát, lưu trữ, phiên âm và phân tích mọi lời nói.


{keywords}

NSA đã phát triển và sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói, nhằm tạo ra bản ghi của các cuộc điện thoại để có thể dễ dàng tìm kiếm và lưu trữ. Những người ủng hộ quyền riêng tư hiện đang đòi Chính phủ Mỹ phải cung cấp nhiều thông tin hơn, về việc ai có thể là mục tiêu của công nghệ trên.

Theo các tài liệu được Snowden công bố, NSA có thể tự động nhận diện và đánh dấu nội dung trong các cuộc điện thoại, bằng công nghệ có tên "Google cho giọng nói". Và dù công nghệ này đã được sử dụng ít nhất là một thập niên, thì nó vẫn chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, công nghệ này trợ giúp đắc lực cho con người trong việc phân tích một lượng dữ liệu đồ sộ.

Theo The Intercept, trong hơn một thập niên qua, NSA liên tục tăng cường năng lực nhận diện giọng nói. Và trong nhiều năm, cơ quan này đã dựa vào các hệ thống kiểu trên để giúp các nhà điều tra kiểm tra kỹ càng hàng triệu cuộc nói chuyện được ghi âm, và đặt dấu chấm hỏi với những nội dung đặc biệt.

Các tài liệu rò rỉ của Snowden cho thấy, những chương trình mà NSA sử dụng "có thể tự nhận diện nội dung các cuộc điện thoại, bằng cách tạo ra các bản ghi, đánh dấu phiên âm, giúp dễ dàng tìm kiếm và lưu trữ".

Tới năm 2008, NSA bắt đầu thực hiện một chương trình mang tên "Đẩy mạnh xử lý hình ảnh và âm thanh", một kiểu công nghệ tự động dành cho các nhà phân tích

Thomas Drake, một nhân vật tiết lộ bí mật của NSA, từng làm công việc nghe băng và ghi chép nội dung tại NSA nói với Intercept rằng, sau sự kiện 11/9, việc thu thập thông tin qua điện thoại được đẩy mạnh, song có một yếu tố cản trở. Đó là không đủ nhân lực để nghe mọi cuộc điện thoại.

Tuy nhiên, những tiến bộ mới đây trong công nghệ nhận diện giọng nói có thể thay đổi điều đó, khi mà thời đại "bùng nổ ghi âm" đang hiển hiện.

"Tôi cho rằng, mọi người chưa hiểu tường tận rằng công nghệ do thám đã hoàn toàn thay đổi", Jennifer Granick, Giám đốc phụ trách tự do dân sự tại Trung tâm Stanford về Quốc tế và Xã hội cho hay.

Các nhà phân tích tin tình báo làm việc cho NSA bắt đầu sử dụng một chương trình có tên gọi là RHINEHART vào năm 2004, vốn được thiết kế để hỗ trợ tìm kiếm theo thời gian thực tế.

  • Hoài Linh