Đại diện ngoại giao Mỹ và Nga hôm qua đã có buổi hội đàm bao quát nhất và ở cấp cao sau nhiều năm, tuyên bố hợp tác hơn trong vấn đề Ukraina và Syria.

{keywords}

Ngoại trưởng Mỹ, Nga đặt hoa tại đài tưởng niệm Chiến tranh tại Sochi, hôm 12/5. Ảnh Reuters.


Đôi bên không đạt tới một điểm đột phá nào, hoặc cách tiếp cận nào mới để khoả lấp các bất đồng khi Nga và Mỹ đều bảo lưu quan điểm của mình và không có nhượng bộ nào.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận từ góc độ ‘hàn gắn rạn nứt’ thì chuyến đi của ông Kerry không hẳn là vô ích.

Theo RT, bầu không khí cuộc gặp vốn thân mật và cách nói có sự hứa hẹn khi mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm suốt 8 giờ đồng hồ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov tại một khu nghỉ dưỡng ở Sochi, bên bờ Biển Đen.

Hãng tin AP cho biết đây là chuyến công du đầu tiên của ông Kerry tới Nga kể từ khi khủng hoảng tại Ukraina nổ ra. Chuyến đi này cũng trùng hợp với đợt Nga kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít trong Thế chiến II. Đôi bên đều bày tỏ sự hoan nghênh đối với hiệu quả trong cam kết Mỹ - Nga.

“Chúng tôi không tới đây với kỳ vọng rằng chúng tôi sẽ tìm ra một lộ trình cụ thể phía trước… hoặc có một đột phá quan trọng nào đó. Chúng tôi tới đây chủ yếu là để có một cuộc đối thoại toàn diện và cởi mở” – ông Kerry nói với các phóng viên tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Lavrov.

Ông Kerry cũng gửi lời cảm ơn tới ông Putin vì sự ‘thẳng thắn’ mà Tổng thống Nga đã bày tỏ trong suốt cuộc hội đàm, và ‘giải thích cặn kẽ quan điểm của Nga’ về các vấn đề đang gây chia rẽ.

Kết quả chính của chuyến công du này của ông Kerry có lẽ là để thể hiện sự mến mộ của Washington với Moscow. Trước đó, nhiều người nhận định rằng chuyến đi của ông Kerry là nhằm ‘bình thường hoá’ quan hệ đôi bên vốn đã xấu đi nghiêm trọng bởi các cuộc nội chiến ở Syria và Ukraina, và vụ việc của Edward Snowden.

Cố vấn ngoại giao của ông Putin là Yuri Ushakov cho rằng các cuộc thảo luận là ‘hữu ích và tích cực’.

Chương trình nghị sự lần này có vẻ chỉ nhỉnh hơn bản vắn tắt về lịch sử nỗ lực ngoại giao gần đây giữa hai nước. Một số vấn đề như việc Nga sáp nhập Crưm không được đem ra thảo luận công khai.

Theo RT, hai Ngoại trưởng Nga Mỹ thừa nhận họ có rất nhiều bất đồng về khủng hoảng tại Ukraina, nhưng đôi bên nhất trí rằng lộ trình hoà bình tại Minsk (mà Mỹ không tham gia) hồi tháng Hai vừa qua là cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng, và ngoại giao là con đường duy nhất đưa tới hoà bình.

Cả ông Lavrov và ông Kerry đều hối thúc mọi cường quốc quốc tế có bất kỳ ảnh hưởng nào tới các bên trong cuộc xung đột tại Ukraina sử dụng ảnh hưởng này để tác động thực thi các thoả thuận tại Minsk.

Hai ông hứa hẹn nỗ lực hơn nữa để thực thi chiến lược Mỹ - Nga hồi năm 2012 để đạt được một chính phủ có nhiều bên tham gia ở Syria mà giờ đã quá hạn.

Và trong một khoảnh khắc bất ngờ, khi được hỏi về việc Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko mới đây tuyên bố chiếm lại sân bay Donetsk, ông John Kerry nói rằng ông không rõ chính xác thì ông Poroshenko đã nói những gì. Nhưng ông Kerry nói rằng có thể cảnh báo ông Poroshenko không nên gây thêm hành động thù địch.

{keywords}

Cử chỉ thân thiện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong bữa tiệc. Ảnh: RT


“Chúng tôi hối thúc ông ấy nên suy nghĩ cho kỹ, không nên có kiểu hành động này” – ông Kerry nói và lưu ý Tổng thống Ukraina có thể đặt lệnh ngừng bắn vào tình thế ‘hiểm nghèo’.

Trong điệu bộ có phần cung kích hơn, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tái thiết lại ổn định ở Ukraina.

Ông lặp lại hứa hẹn của Mỹ về việc sẽ rút lại một số trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga nếu như thoả thuận hoà bình tại Ukraina có hiệu lực hoàn toàn. Lệnh ngừng bắn này bao gồm việc chấm dứt bạo lực, rút các vũ khí hạng nặng, tự do cứu trợ nhân đạo và thả các tù nhân chính trị.

Trong khi đó, bằng giọng cương nghị hơn, phía Nga chỉ trích Washington vì những căng thẳng cho quan hệ đôi bên thời gian qua, và các trừng phạt kinh tế của Mỹ không khiến Nga lùi bước trước các vấn đề then chốt đối với lợi ích quốc gia của Nga.

Cố vấn của ông Putin là Ushakov nói rằng trong cuộc hội đàm ngày hôm qua không hề đề cập tới khả năng Tổng thống Nga và Mỹ sẽ gặp riêng nhau trong thời gian sắp tới.

Lãnh đạo hai nước sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 này. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama đã gặp nhau vài lần trong những năm gần đây bên lề các sự kiện quốc tế.

Những lần gặp mặt đôi bên thường chóng vánh, và ông Obama đã huỷ một hội nghị song phương được lên kế hoạch từ tháng Tám năm 2013.

Lê Thu