TIN BÀI KHÁC:
BBC đưa tin, hầu hết các trường hợp tử vong là ở các bang Telangana và Andhra Pradesh thuộc miền nam, nơi ít nhất 1.118 người kể từ tuần trước. Còn ở Tây Bengal và Orissa, ít nhất 24 người cũng đã bỏ mạng vì nắng nóng.
Các bệnh viện địa phương hiện đang trong tình trạng báo động để tiếp nhận và chữa trị cho các bệnh nhân say nắng. Chính quyền các bang kêu gọi dân chúng hãy ở trong nhà.
Nắng nóng hoành hành chủ yếu ở Telangana và Andhra Pradesh kể từ giữa tháng 4 song đa số các trường hợp tử vong diễn ra trong tuần qua.
Ở bang Andhra Pradesh, nơi nhiệt độ lên tới 47 độ C ngày 25/5, tổng cộng 852 người đã bỏ mạng.
"Chính quyền bang đang phổ biến các chương trình giáo dục qua truyền hình và truyền thông để người dân chú ý không ra ngoài nếu không đội mũ nón, hãy uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp khác", ông P Tulsi Rani, cao ủy đặc biệt phụ trách quản lý thảm họa của bang, nói. "Chúng tôi đã đề nghị các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ hãy mở các điểm cung cấp nước uống, để nước có thể đến với dân chúng tại tất cả các thị trấn".
|
Ở bang Telangana lân cận, 266 người đã tử vong trong tuần qua khi nhiệt độ lên tới 48 độ C vào cuối tuần.
|
Alfred Innes, người đang sinh sống ở thủ phủ Hyderabad của bang này, cho biết người dân nhận được rất ít sự giúp đỡ. "Chính mắt tôi chứng kiến cái chết của một em bé 3 tuổi ngay cạnh nơi tôi ở, và nguyên nhân là bởi trời nóng quá. Thật buồn. Chính quyền vẫn chưa làm gì nhiều, nhưng các cá nhân chúng tôi thì đang nỗ lực hết sức".
|
Nhiệt độ có giảm chút ít ở Telangana trong ngày 26/5 và được dự báo sẽ dịu bớt ở Andhra Pradesh vào cuối tuần.
|
Trong khi đó, dân chúng thủ đô Delhi cũng phải hứng chịu một tuần oi ả khi nhiệt độ cao nhất trong thành phố đạt ngưỡng 45,5 độ C ngày 25/5.
Cơ quan Khí tượng học Ấn Độ vừa ban hành cảnh báo đối với các bang Orissa, Jharkhand và Andhra Pradesh rằng nhiệt độ cao nhất vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng trên 45 độ C.
|
Các nhà khí tượng học cho biết, đợt nắng nóng kinh hoàng này là do thiếu mưa. Hiện đang có lo ngại rằng những bang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất có thể sẽ lại phải chịu khô hạn trước khi có mưa.
Thanh Hảo