Là một gia tộc có ảnh hưởng lớn tới lịch sử Trung Quốc cũng như toàn thế giới, gia tộc họ Tống còn được mệnh danh là "Vương triều không vương miện" nhưng ít ai biết được rằng gia tộc họ Tống vốn mang họ Hàn.
TIN BÀI KHÁC:
Cay đắng mất người tình, mất cả ngực
Mafia độ xe tải thành xe bọc thép chở ma tuý
Ba chị em nhà họ Tống (Ảnh: Ifeng) |
Tháng 4 năm 1987, trong ablum "tưởng niệm đồng chí Tống Khánh Linh", cuốn "Lịch xử Văn Xương" do nhà xuất bản huyện Văn Xương tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) xuất bản có đoạn: "Cha đồng chí Tống Khánh Linh mang họ Hàn, tên thật là Hàn Giao Chuẩn, tên tiếng Anh là Charlie Jones Soong, tên khác là Tống Gia Thụ, Tống Diệu Như, là con trai thứ hai của Hàn Hồng Dực, thôn Lộ Viên, xã Khánh Linh, khu Xương Tửu, huyện Văn Xương, sở đảo Hải Nam".
Những dòng chữ ngắn gọn trên đã mở ra bí mật thân thế của thân sinh Tống Khánh Linh và khẳng định cha bà mang họ Hàn chứ không phải họ Tống. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng: "gia tộc họ Hàn ở Văn Xương, tổ tiên là người Khách Gia, gốc tại An Dương, huyện Tương Châu, tỉnh Hà Nam. Vào đời Nam Tống (1126 - 1279) một số bộ lạc vùng Trung Á đã xâm lược vùng này. Một người họ Hàn tên Hàn Hiển Liễu được bổ nhiệm làm thái thú tại huyện Văn Xương nên đã đưa cả gia đình và họ hàng đến vùng đất này. Gia tộc họ Hàn bắt đầu định cư lâu dài tại Văn Xương từ đó".
Cũng theo ghi chéo này, tổ tiên của Tống Gia Thụ từng làm quan trong triều. "Cụ nội của Tống Khánh Linh là Hàn Cẩm Di sinh được hai người con trai: con cả là Hồng Vũ, con thứ là Bằng Vũ. Hồng Vũ sinh được ba người con trai là Chính Chuẩn, Giáo Chuẩn và Chi Chuẩn".
Hàn Tục Phong, con Chi Chuẩn, em họ Tống Khánh Linh cho biết: "phần mộ tổ tiên họ Hàn hiện nay đều nằm trong rừng Ngưu Toan, cách nhà khoảng 400 m về phía tây bắc, bia mộ có khắc "Hàn gia chi mộ", là mộ bà của tôi và Tống Khánh Linh, phía dưới bên tay trái bia mộ có ghi dòng chữ: "con trai Chính Chuẩn, Giáo Chuẩn, Chi Chuẩn". Mộ của ông tổ cũng vẫn còn, nằm ở khu Bảo Phương, huyện Văn Xương, trên bia mộ cũng ghi những dòng chữ trên. Vì thế, Giáo Chuẩn trên bia mộ cũng chính là Tống Gia Thụ.
Hàn Tục Phong nhớ lại: "Ông nội tôi là một nông dân chăm chỉ, nghèo khó, những lúc nông nhàn thường tới vùng ngoại ô phía đông chọn dây thừng dừa để bán hoặc đi làm phu khuân vác tại các bến cảng. Năm 1861, bác Giáo Chuẩn ra đời, khi mới 13 tuổi, bác Giáo Chuẩn cùng với bác cả đã tới nhà một người thân ở Đông Ấn để học và truyền giáo. Sau đó, bác Giáo Chuẩn đã được tới Mỹ để học tiếp, sau nhiều phen bôn ba, ông đã được tiếp xúc với nền giáo dục mới của Mỹ, bác đã hoàn thành trường trình học của trường Trinity College rồi theo học khoa thần học tại đại học Stewart thuộc bang Tennessee. Năm 1880, ông gia nhập Cơ đốc giáo, đổi tên thành Charlie Jones, trở thành một nhà truyền giáo tại Bắc Carolina và giàu lên nhờ tiền bán Kinh Thánh. Thời gian này, ông cũng thường xuyên đưa gia đình về quê nhà tảo mộ".
Vì sao Hàn Giáo Chuẩn lại đổi họ?
Nhắc tới chuyện này, Hàn Tục Phong cho biết trong thời gian học truyền giáo ở Ấn Độ, Hàn Giáo Chuẩn thường xuyên về quê nhưng lần nào cũng cảm thấy không vui. Một lần về thăm nhà, ông đã gặp một người cậu họ xa đã sống lâu năm ở Mỹ mới về. Được biết, người cậu họ này đang sống tại Boston, Massachusetts và có một cửa hàng làm ăn rất phát đạt bên đó, chỉ tiếc một điều là không có con để nối dõi. Nhận thấy Giáo Chuẩn thông minh, lanh lợi nên người này đã nhận Giáo Chuẩn về nuôi và đưa sang Mỹ sinh sống. Vì người cậu họ Tống nên Giáo Chuẩn cũng đổi sang họ Tống từ đó.
Có thể thấy, quyết định sang Mỹ và đổi họ của Hàn Giáo Chuẩn là một quyết định hết sức quan trọng, nếu không có lẽ lịch sử Trung Quốc đã rẽ sang một trang khác.
Sầm Hoa (Theo Sina)