Các nhà khoa học vừa khám phá một đường hầm bí mật thời chiến, từng được Trung Quốc và Liên Xô sử dụng tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Theo Thời báo Siberian, đường hầm trên được đào xuyên qua đá từ những năm 1930 và là tuyến đường chủ chốt trong cuộc chiến chống quân Nhật xâm lược của Trung Quốc khi nước này dùng nó để trao đổi tin tình báo với Liên Xô. Lúc đó, cả Trung Quốc và Liên Xô đều bất đồng với Nhật. 

  {keywords}

 

  {keywords}

Tin đồn về đường hầm này đã có từ cách đây vài năm và nó được phát hiện khi Van Tszunzhen, một nhân viên tại Pháo đài Dongning (Trung Quốc) - nằm gần đường hầm trên, được thông báo rằng nó thực sự có tồn tại. Trước đó vài năm, nhân viên này tới Triều Tiên và được một chuyên gia địa phương kể về việc họ có tham gia vào việc xây dựng một đường hầm như vậy.

Chuyên gia địa phương này còn cho biết, đường hầm dài 55 km này được xây dựng từ năm 1933, sau khi Nhật xâm chiếm Mãn Châu (vùng núi đông bắc Trung Quốc). Đường hầm bí mật này nằm cách Ussuriysk 55km và cách Vladivostok 153km.

Theo Moscow Times, sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thêm để xác nhận sự hiện diện của đường hầm, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành tìm kiếm nó.

Theo Van Tszunzhen, đường hầm bí mật này được đào xuyên qua đá vào tháng 11/1933 và nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi tin tình báo giữa quân kháng chiến của Trung Quốc và quân đội Liên Xô, sau khi Nhật xâm chiếm Mãn Châu 2 năm trước đó.

Sau khi xâm chiếm, Nhật bắt đầu xây dựng hàng loạt pháo đài ngầm để chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô và có tới 3 triệu người được huy động để xây dựng các pháo đài trong hơn 11 năm.

Nghiên cứu cho hay, hơn 1 triệu người Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã bỏ mạng vì dự án trên, vốn gồm cả các tòa nhà ở pháo đài Dongning, gần đường ngầm

Mãn Châu được quân Liên Xô giải phóng vào năm 1945 và một đài tưởng niệm đã được dựng lên ở Dongning để ghi nhớ trận chiến Núi Shenhunshan – được cho là trận chiến cuối cùng của Thế chiến II.

  • Hoài Linh