Trung Quốc mới đây phát triển và triển khai một loại máy bay tối tân, có nhiệm vụ trinh sát chống ngầm ở vùng biển gần với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tờ National Interest dẫn nguồn báo Trung Quốc cho biết chiếc máy bay Giaoxin-6 bốn động cơ đã được nước này chuyển giao cho Hải quân vào năm ngoái. Phiên bản đầu tiên của máy bay này được công bố từ bốn năm trước.

Lâu nay, truyền thông TQ và thế giới vẫn so sánh Gaoxin-6 với chiếc máy bay đình đám P-3C Orion của Mỹ do hãng Lockeed sản xuất. Mỹ vẫn điều P-3C Orion đi tuần tra vùng biển gần TQ.

{keywords}

Máy bay trinh sát diệt ngầm Gaoxin-6 của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tranh cãi về nhận định trên. Chuyên gia về hải quân tại Bắc Kinh là ông Li Jie nói rằng ‘vẫn có khoảng cách đáng kể giữa chiếc Gaoxin-6 của TQ với chiếc P-3C của Mỹ, đặc biệt là về tầm bay và khả năng trinh sát’.

Tờ Nhật báo Trung Hoa cho biết chiếc Gaoxin do nhóm phi hành đoàn gồm 10 người vận hành, có ‘khả năng bay 6000 km hoặc ở trên không hơn 8 giờ đồng hồ’.

Đây là máy bay cỡ lớn đầu tiên mà TQ phát triển, đặc biệt là để phục vụ cho chiến tranh chống ngầm, đưa TQ vào hàng sáu quốc gia phát triển loại máy bay chống ngầm tinh vi trên thế giới (sau Mỹ, Nga, Nhật, Anh và Pháp).

Chiến tranh chống ngầm vẫn được coi là điểm yếu rất lớn trong Hải quân TQ, điều góp phần dấy lên một cuộc đua vũ trang tại châu Á.

Ông Wang Ya’nan - phó tổng biên tập tạp chí Kiến thức Hàng không của TQ - cho biết trước khi có Gaoxin-6, TQ chỉ có máy bay tuần tra SH-5 và một số trực thăng để tham gia tác chiến chống ngầm.

“Tình thế đó kiềm toả năng lực chiến đấu tầm xa của hải quân TQ, bởi vì tàu ngầm của hải quân các nước ngoài gần như đang là mối đe doạ nguy hiểm nhất tới hạm đội của TQ” – ông Wang nói thêm.

{keywords}

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Còn ông Li nói rằng hải quân TQ có xu hướng triển khai máy bay Gaoxin-6 tới Hạm đội phía Bắc để ứng phó với tàu ngầm Hàn Quốc và Nhật Bản.

“Gaoxin-6 chuyên làm nhiệm vụ trinh sát và tìm kiếm tàu ngầm. Cả Nhật Bản và TQ đều có các tàu ngầm tối tân nhất thế giới tại vùng biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Đó là lý do vì sao hải quân (TQ) quyết định triển khai Gaoxin-6 tới hạm đội biển Bắc trước tiên” – ông Li nói thêm.

Hàn Quốc có hạm đội tàu ngầm mạnh trong những năm gần đây, bao gồm các tàu ngầm do Đức sản xuất, cùng với rất nhiều mẫu thiết kế và sản xuất trong nước. Hạm đội này dự kiến sẽ gia tăng rất nhanh trong những năm tới.

Mặt khác, Nhật Bản từ lâu đã có hạm đội tàu ngầm đầy uy lực. Trong bối cảnh căng thẳng với TQ gia tăng, Tokyo đã tuyên bố kế hoạch mở rộng quy mô hạm đội.

Nhật cũng đang hiện đại hoá lực lượng hải quân khi đưa tàu ngầm lớp Soryu vào hoạt động năm 2009.

Chuyên gia Kyle Mizokami giải thích, tàu ngầm lớp Soryu là một trong những tàu ngầm tấn công không chạy bằng hạt nhân tối tân nhất thế giới. Tàu có trọng lượng rẽ nước là 4.100 tấn khi chìm, và chạy với tốc độ 24km/h khi nổi, trên 37km/h khi chìm. Tàu có thể hoạt động dưới nước lâu hơn rất nhiều so với tàu ngầm chạy bằng điện-dầu diesel hiện nay.

Tàu ngầm lớp Soryu đóng vai trò trung tâm trong việc thực thi chiến lược chống tiếp cận/ chống xâm nhập khu vực của Nhật trong trường hợp TQ tiến hành tấn công, nếu hai nước xảy ra xung đột.

“Nhật Bản có hạm đội gồm 16 tàu ngầm, và sẽ tăng lên thành 22, đây sẽ là lực lượng phòng thủ tích cực và hữu hiệu nhất. Hạm đội tàu ngầm của Lực lượng phòng vệ Nhật - bao gồm tàu Soryu và tàu lớp Oyashio cũ hơn chạy bằng điện-dầu diesel – là một trong những lực lượng chuyên nghiệp và công nghệ tối tân nhất thế giới.

Ý tưởng này nhằm hướng thẳng thế mạnh chiến tranh tàu ngầm của Nhật vào điểm yếu nhất của Trung Quốc trong chiến tranh chống ngầm” – ông Mizokami nói.

Lê Thu