Hình ảnh đau lòng về thi thể bé Aylan trên bờ biển, em bé Napalm... nằm trong số những tấm ảnh làm thay đổi cả thế giới.

Dưới đây là những tấm ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất với công chúng quốc tế, làm thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó hoặc thậm chí thay đổi cả một quan niệm tồn tại đã lâu trên thế giới.

{keywords} 

Bức ảnh về cái chết đầy thương tâm của bé Alyan Kurdi đã khiến cả thế giới chấn động. Bi kịch của cậu bé đã đẩy cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu lên tới cao trào. Dư luận khắp nơi đặt câu hỏi về số phận của những người tị nạn.

{keywords} 

Tấm ảnh bà Marcy Borders trong tình trạng bụi phủ kín từ đầu tới chân được xem là một trong những khung hình ám ảnh nhất về vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Với bức ảnh này, Marcy Borders được gọi là "Quý bà bụi".

Câu chuyện sau đó về người phụ nữ này cũng được xem là lời cảnh báo về hậu quả của sự kiện 11/9 đối với những người sống sót. Marcy qua đời ở tuổi 42 sau một thời gian chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày. Marcy và gia đình cô cho rằng căn bệnh cô mắc là do hít phải bụi từ vụ 11/9.

{keywords} 

Ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ John F Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas. Trong bức ảnh này, ông Kennedy ngả về phía sau ghế khi trúng đạn. Đệ nhất phu nhân Jac queline ngả người sang phía ông, trong khi Đặc vụ Clinton Hill đang bám ở phía sau xe chở Tổng thống.

{keywords} 

Ngày 6/8/1945, Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), làm 140.000 người thiệt mạng. Ba ngày sau đó, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, cướp đi sinh mạng của 70.000 người.

{keywords} 

Ngày 20/7/1969, các phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 11 đặt chân lên mặt trăng. Nhà du hành Neil Amstrong tuyên bố: "Một bước đi nhỏ với một người đàn ông, một bước đi lớn đối với nhân loại". Dự án Apollo được coi là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc khai phá hệ mặt trời.

{keywords} 

Sau 27 năm bị giam cầm, ngày 11/2/1990, ông Nelson Mandela đã rời nhà tù trước sự chào đón của 2.000 người. Việc ông Nelson được trả tự do đánh dấu một kỷ nguyên mới, dẫn tới các cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1994. Ông trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.

{keywords} 

Tháng 7/1992, Công nương Diana thăm trung tâm chữa trị căn bệnh thế kỷ (AIDS) tại thủ đô London của Anh. Tại đây, bà đã bắt tay người bệnh William Drake. Vào đầu những năm 1990, sự kỳ thị và xa lánh những người bị căn bệnh này đang ở giai đoạn đỉnh điểm. Cái bắt tay của Công nương Diana đã làm thay đổi thái độ của hàng triệu người về căn bệnh này.

{keywords} 

Ngày 14/8/1945, trên Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ), một thủy thủ và một phụ nữ đã ôm hôn nhau say đắm. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp. Trong hơn 70 năm qua, hàng chục phụ nữ và đàn ông đã tuyên bố mình là cặp đôi trong ảnh.

{keywords} 

Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" được công bố trên tờ New York Times vào năm 1993, cho thấy một bé trai Sudan ốm yếu đang gục đầu xuống đất vì đói, phía sau em là một con kền kền lớn. Bức ảnh này được coi như một phép ẩn dụ về sự tuyệt vọng của châu Phi.

 {keywords}

Bức ảnh "Em bé Napalm" do nhiếp ảnh gia người Việt Nick Út ghi lại năm 1973 đã khiến nhiều người trên khắp thế giới khiếp sợ về sự tàn bạo của chiến tranh.

Hoài Linh