Khi Chiến tranh Lạnh gần kế thúc với việc bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11/1989, những nhân viên làm việc tại trụ sở Tình báo Trung ương Mỹ CIA tại Langley, Virginia, cuối cùng cũng hy vọng tìm cách giải quyết các ẩn số lâu nay chưa được trả lời.

Một trong số đó là, vì sao các điệp viên của CIA trong vỏ bọc ngoại giao và ẩn mình rất kỹ trên khắp toàn cầu đều bị tình báo Nga khi đó là KGB lật tẩy. Hệ quả, rất nhiều chiến dịch bí mật đã bại lộ do các điệp viên nằm vùng bị chỉ điểm và nhân viên của CIA phải thoả hiệp, hoặc thậm chí tính mạng của họ bị đe doạ.

Trang Salon đăng tải bài viết của tác giả Jonathan Haslam giải thích, đó là các điệp viên Nga đã bị đánh giá quá thấp, trong khi các điệp viên CIA lại được để cao quá đáng.

Một trong những câu chuyện được kể lại đó là về Yuri Totrov – một huyền thoại thật sự được nhiều người sớm biết tới với câu chuyện tiếu lâm về giám đốc nhân sự mờ ám của CIA.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, một nhân viên cấp cao và đầy kinh nghiệm được cử tới Nhật đề tìm Totrov và đưa cho ông này một số tiền lớn để mua lại các ‘hồi ký’ của ông. Totrov thẳng thừng đáp trả: “Anh chưa đọc những gì ghi trong hồ sơ của tôi ở Langley à? Trong đó đã nói rõ là ‘Không được bán”.

Vậy chính xác thì Totrov đã lập lại danh sách nhân sự của CIA mà không cần tiếp cận các hồ sơ đó, hay là những người sắp xếp chúng? Cách tiếp cận của ông đòi hỏi một sự kết hợp rất thông minh - gồm có sự am hiểu thâm sâu về hành vi con người, trí tuệ và logic chặt chẽ.

Trong thế giới của các mật vụ, nguyên tắc đầu tiên chính là binh pháp mà Tôn Tử đề ra: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

KGB là cơ quan quan liêu trong một thể chế quan liêu là Liên bang Xô Viết. Bất kỳ công dân Liên Xô nào cũng quá quen với kiểu vận hành của các bộ máy quan liêu. Đó là các tạo vật về cơ bản được hình thành từ thói quen, cũng như với bất kỳ nhà giải mã nào, yếu tố then chốt để phá mã của đối phương đó chính là tìm những sự lặp lại. Điều này cũng tương tự như trong thế giới phản gián.

Sự khác biệt giữa Totrov và người dân nước ông là cho dù những người khác ở trong hay ngoài nước coi Liên Xô là một thể độc nhất, thì Totrov lại áp dụng hiểu biết về xã hội Liên Xô lên một xã hội mà bê ngoài thì có vẻ rất riêng biệt, nhưng dựa trên cách thức chính quyền vận hành thì thực tế chẳng có nhiều khác biệt: đó chính là với Hoa Kỳ.

Từ cuối những năm 1950, trong các nhiệm vụ tại Thái Lan và sau đó là tại Nhật – những nơi nằm trong tầm ảnh hưởng rất lớn của Mỹ, Totrov đã áp dụng các biện pháp đầu tiên của ông nhằm nhận diện các điệp viên Mỹ trên thực địa.

Trở lại Moscow, ông bắt đầu kết hợp một cách hệ thống các dữ liệu của KGB theo chiều hướng nhất quán có thể quan sát được từ việc bổ nhiệm các điệp viên CIA. Nghiên cứu này đã được mở rộng để đưa vào hồ sơ các đồng minh KGB là Cuba và khối Hiệp ước Vac-xa-va. Các nguồn tài liệu công khai của Hoa Kỳ cũng được khai thác triệt để. Và mọi dữ liệu được biên soạn từ cảnh sát địa phương đều được tiếp cận bất kể khi nào có thể.

Và rồi Totrov phát hiện ra một mô hình với 26 dấu hiệu không đổi khi nhận diện các điệp viên Mỹ ở hải ngoại. Một điệp viên phản gián nước ngoài tỉ mỉ có thể phát hiện ra một vài dấu hiệu khác thông thường hơn, chẳng hạn như: thực tế là các điệp viên CIA thế chỗ của nhau thường có xu hướng nhận một chức vụ tương tự trong thứ bậc của sứ quán, đi xe hơi cùng một hãng, thuê căn hộ chung một toà nhà… Vì sao? Bởi vì nhân viên CIA tại trụ sở ở Langley thoái thác trách nhiệm và không làm hết phận sự với các vị trí ở hải ngoại.

Tuy nhiên, với các dấu hiệu bất biến thì cần có sự nghiên cứu sâu hơn, dựa trên thực tế mà chính phủ Mỹ thiết lập từ lâu do bởi sự nửa yêu nửa ghét trong cách đối đãi của Bộ Ngoại giao với những người ‘anh em xa’ trong tình báo.

Do đó, một loạt các câu hỏi nhanh chóng được đặt ra làm bằng chứng: giữa một điệp viên trong vỏ bọc ngoại giao và một nhân viên đối ngoại (FSO) thì sự đối đãi khác nhau ở điểm nào? Mức chi tiêu cho nhân viên ngoại giao cao hơn nhiều so với một điệp viên CIA; sau ba hoặc bốn năm công tác nước ngoài, một FSO có thể về nước, nhưng một nhân viên tình báo thì không; FSO được tuyển mộ trong độ tuổi từ 21-31 còn nhân viên tình báo thì không; chỉ có FSO được tham gia Học viện Đối ngoại trong ba tháng trước khi nhận nhiệm vụ; người Mỹ nhập tịch không được làm FSO trong vòng 9 năm nhưng có thể làm đặc vụ; khi các nhân viên đặc vụ trở về nước, họ không xuất hiện bình thường trong danh sách của Bộ Ngoại giao; nếu họ xuất hiện thì họ được liệt vào dạng nghiên cứu và lên kế hoạch, nghiên cứu và tình báo, lãnh sự hoặc pháp lý cho các vấn đề an ninh; không như các FSO, nhân viên tình báo có thể thay đổi nơi làm việc mà không cần lý do nào cụ thể; các tiểu sử công khai của họ thường có những khoảng trống dễ thấy; các đặc vụ có thể được bố trí trở lại nước mà họ từng được điều tới còn FSO thì không; đặc vụ thường làm việc với hơn một ngoại ngữ; vỏ bọc của họ thường là nhân viên ‘lãnh sự’ hoặc ‘chính trị’; những lần tái tổ chức nội bộ của sứ quán thường không động chạm tới các điệp viên – bao gồm cả vị trí, không gian làm việc hay số điện thoại; nơi làm việc của các điệp viên được bố trí trong khu vực hạn chế qua lại trong sứ quán; họ có thể xuất hiện trên phố trong giờ làm việc, sử dụng các hộp điện thoại công cộng; họ có thể sắp xếp các cuộc hẹn cho buổi chiều, ở ngoại ô và thường vào lúc 7:30-8:00 tối; và trong khi các FSO phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tham gia tiệc tối, các điệp viên lại có thể không nhất thiết phải tham dự.

Thực tế Totrov có thể biên soạn thành một tập sách có cỡ ngang danh bạ điện thoại gồm các điệp viên của CIA cũng như các nhân viên tình báo khác cho lãnh đạo KGB Yuri Andropov thử nghiệm các khiếm khuyết về mặt cấu trúc trong chính quyền Mỹ trong mối quan hệ giữa các bộ then chốt trong phạm vi chính sách đối ngoại.

Những lỗ hổng then chốt mà Totrov đã chỉ ra sau đó được sơ đồ hoá và vẽ thành mô hình. Đây chính là hoạt động tình báo con người ở cấp cao nhất và một khi được biết đến, đó cũng là một mối nhức nhối cho những ai chịu trách nhiệm thực thi tình báo hải ngoại của Mỹ.

Lê Thu